Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rách sụn chêm: Dấu hiệu, nguyên nhân và hướng điều trị

Ngày 24/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rách sụn chêm là một chấn thương thường gặp nhiều khi tham gia giao thông hoặc chơi thể thao khi có một lực tác động mạnh vào vùng khớp gối.

Đặc biệt tại vị trí khớp gối là một khối khớp lớn, chịu tải trọng của toàn bộ cơ thể. Bởi lẽ có nhiều cấu tạo phức tạp và dễ tổn thương nên nhiều người sẽ lo lắng liệu rằng có thể phục hồi được hay không?

Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho mọi người về các vấn đề xoay quanh tình hiện tượng rách sụn chêm khớp gối.

Rách sụn chêm khớp gối là gì?

Sụn chêm khớp gối hỗ trợ giảm xóc, hấp thụ và truyền lực xuống các vùng xương chày. Giảm sự tác động lên sụn khớp. Do đó khi có một lực xoắn mạnh làm phản xạ đầu gối gập đột ngột, phần khớp gối sẽ chịu một lực rất cao dẫn đến rách sụn chêm.

Rách sụn chêm: Dấu hiệu, nguyên nhân và hướng điều trị 1 Hình ảnh sụn chêm trong và sụn chêm ngoài tại khớp gối.

Phần đĩa sụn chêm trong thường bị tổn thương nặng nề hơn đĩa sụn chêm ngoài do sụn chêm trong có vị trí gắn liền với mâm chày. Rách sụn chêm khớp gối thường xảy ra với các cầu thủ đá banh, chấn thương thể thao hoặc gặp tai nạn giao thông,…

Đặc biệt tình trạng rách sụn chêm khớp gối còn gặp ở những người lớn tuổi do bị thoái hóa khớp gối. Mỗi lúc chuyển tư thế từ đứng sang ngồi quá nhanh và ngược lại, cơ xương khớp thường bị đau, sẽ xuất hiện tình trạng rách sụn chêm kèm theo bong gân và mòn sụn khớp.

Vai trò sụn chêm khớp gối đối với cơ thể

Sụn chêm có 2 loại: Sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, tất cả sụn chêm có độ dày từ 3 – 5mm đều có vai trò bảo vệ sụn khớp xương đùi khỏi các tổn thương từ bên ngoài. Nhờ có sụn chêm mà khả năng vận động của khớp gối trở nên linh hoạt hơn rất nhiều.

Sụn chêm có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không may bị rách sụn chêm khớp gối thì khả năng vận động của bạn chắc chắn bị ảnh hưởng nhiều.

Rách sụn chêm: Dấu hiệu, nguyên nhân và hướng điều trị 2 Đầu gối bị rách sụn chêm sẽ gây khó khăn cho các hoạt động di chuyển của người bệnh.

Sụn chêm khớp gối hỗ trợ phân phối lực đều lên toàn bộ phần khớp gối, tạo sự vững chắc cho khớp để chịu được tải trọng lớn của cơ thể. Bên cạnh đó sụn chêm khớp gối còn phân phối các hoạt dịch bôi trơn, tránh cho bao khớp và màng hoạt dịch không bị kẹt vào giữa khe khớp.

Trong quá trình di chuyển, khớp gối còn chịu đến 6 lần trọng lượng cơ thể. Trong đó sụn chêm đảm nhiệm việc hấp thụ lực giúp giảm xóc cao hơn so với phần khớp gối đã cắt bỏ sụn chêm. Theo tính chất cấp máu, sụn chêm khớp gối được chia thành 3 vùng lớn:

Rách sụn chêm: Dấu hiệu, nguyên nhân và hướng điều trị 3 Các vùng rách sụn chêm trong khớp gối
  • Vùng trung tâm, nơi có lượng máu dồi dào: Chiếm 1/3 ngoài bao khớp, vùng này có đầy đủ các mạch máu nuôi. Khi bị rách sụn chêm vùng này sẽ dễ hồi phục nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng.
  • Vùng trung gian: Ở 1/3 giữa, lượng mạch máu ít đi, tổn thương cũng có thể phục hồi nhưng kết quả không cao bằng vùng trung tâm.
  • Vùng vô mạch: 1/3 trong còn lại, không có mạch máu nuôi, rách ở đây hoàn toàn không có khả năng hồi phục và thường phải cắt bỏ hẳn phần rách.

2 hướng điều trị rách sụn chêm khớp gối

Để điều trị đúng cách tình trạng rách sụn chêm khớp gối, cần căn cứ vào hình thái, vị trí và kích thước để xác định 1 trong 3 vùng bị tổn thương.

  • Rách sụn chêm vị trí 1/3 ngoài: Do khu vực cấp máu tốt, dễ hồi phục vết thương. Nếu rách nhỏ có thể tự liền chỉ sau vài ngày, rách lớn cũng dễ liền lại sau khi nội soi.
  • Rách vị trí vùng trung gian: Rất khó hồi phục do lượng máu cấp kém. Đặc biệt vị trí 1/3 trong hoàn toàn không có khả năng liền lại và phải điều trị bằng cách cắt bỏ phần rách qua nội soi.

Sau khi xác định được vùng tổn thương cần điều trị, các bác sĩ cần phải căn cứ vào yếu tố tuổi, cơ địa, bệnh nền để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Sẽ có 2 hướng điều trị rách sụn chêm khớp gối đó là bằng hình thức phẫu thuật và hình thức không phẫu thuật.

Phương pháp phẫu thuật

  • Cắt toàn bộ phần sụn chêm: Được cắt hoàn toàn đến tận bao khớp. Giải pháp này chỉ được sử dụng khi trường hợp sụn chêm bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Cắt một phần sụn chêm: Chỉ cắt bỏ phần sụn chêm bị tổn thương trong vùng vô mạch.
  • Khâu sụn chêm: Được chỉ định khu vị trí sụn chêm rách có nhiều mạch máu, nối liền với bao khớp. Phần sụn chêm rách khoảng 2cm, không quá 2 tháng.
Rách sụn chêm: Dấu hiệu, nguyên nhân và hướng điều trị 4 Hình ảnh sụn chêm khớp gối trước và sau khi phẫu thuật.

Phương pháp không phẫu thuật

Khi lựa chọn phương án không phẫu thuật thường là bệnh nhân có tình trạng rách sụn chêm nhỏ, khớp gối còn vững thì sẽ không cần phẫu thuật. Điều trị tại nhà sau khi chấn thương bằng cách hạn chế vận động, nghỉ ngơi nhiều hơn, chườm đá, sử dụng các loại thuốc giảm đau không chứa Steroid.

Rách sụn chêm: Dấu hiệu, nguyên nhân và hướng điều trị 5 Sụn chêm trước và sau khi khâu

Rách sụn chêm là một hiện tượng thường gặp do tổn thương ở vùng khớp gối. Tình trạng có thể phục hồi nhanh chóng nếu người bệnh phát hiện sớm và được thăm khám kịp lúc. Kết hợp với các bài tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Ngoài ra đề phòng biến chứng xuất hiện, bệnh nhân cần phải tái khám định kỳ.

Kim Ngân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm