Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngứa vùng kín là biểu hiện thường gặp của bệnh rận mu ở phụ nữ mang thai, Tình trạng này không chỉ gây khó chịu cho sinh hoạt hàng ngày, mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy rận mu là gì? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Rận mu là sinh vật ký sinh chủ yếu tại vùng sinh dục ở cả nam và nữ giới. Chúng là loài côn trùng có nhiều chân và bám rất chắc vào da và lông. Rận mu có thể phát triển và sinh sản mạnh mẽ nếu gặp điều kiện thuận lợi. Vậy rận mu khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo một số thông tin dưới đây.
Rận mu là những ký sinh trùng rất nhỏ, sống và phát triển bằng cách hút máu vật chủ. Cơ thể rận mu có màu trắng, chúng có các chân bám dính vào da và lông nên khiến người bệnh luôn ngứa ngáy, khó chịu.
Phụ nữ khi mang thai sẽ rất cần nhiều dinh dưỡng để thai nhi được phát triển. Tuy nhiên, tình trạng bị rận mu khi mang thai sẽ gây làm người bệnh thiếu máu trầm trọng, người bệnh không đủ chất để nuôi dưỡng thai nhi.
Rận mu có thể lây lan qua các vị trí khác do rận mu sinh sản rất mạnh gây sưng hạch, sốt khiến thai phụ mệt mỏi. Việc rận hút máu người bệnh có thể dẫn đến tình trạng ẩm ướt tại vùng kín nên người bệnh có thể dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm khác.
Vì vậy, người mẹ nên chủ động đi thăm khám bệnh để hạn chế và phòng ngừa những biến chứng mà rận mu gây ra cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Thông thường, khi phát hiện tình trạng ngứa ngáy trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn cần phải chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt để khắc phục bệnh.
Hiện tượng rận mu khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, tuy vậy cần hạn chế tối đa việc gãi, chà sát mạnh. Vì gãi có thể làm cho bề mặt da tổn thương, từ đó vi khuẩn xấu dễ xâm nhập gây ra viêm nhiễm diện rộng.
Trường hợp nặng hơn, thì điều trị bằng cách dùng thuốc kháng sinh là hiệu quả nhất. Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai việc sử dụng thuốc kháng sinh cần hạn chế để tránh gây nguy hại đến thai nhi. Vì vậy, khi bị rận mu mẹ bầu cần đi khám để được bác sĩ xem xét và có phương án điều trị thích hợp.
Ngoài ra, trong thời kỳ đầu mang thai mà bị rận mu thì bạn tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, đồng thời phải bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng và để đảm bảo sức khỏe cho người bé và thai nhi.
Khi bị rận mu kí sinh trên cơ thể, việc rận mu có thể sống và phát triển được hay còn không phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề vệ sinh. Cách chữa rận mu khi mang thai không phải là điều mà ai cũng biết. Vì vậy, nếu như nghi ngờ hoặc biết mình đang bị rận mu, bạn cần chú ý:
Trên đây là một vài thông tin đến bệnh rận mu khi mang thai. Rận mu thường sẽ khó phát hiện do đó nếu như nhận thấy có dấu hiệu bị rận mu, bạn cần nhanh chóng đi tới bệnh viện thăm khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chuẩn đoán và đưa ra phương pháp xử trí kịp thời.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.