Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nguyên nhân gây ra rận mu ở trẻ em là gì và có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, căn bệnh này có thể gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
Rận mu là căn bệnh lây truyền qua nhiều con đường khác nhau và bất cứ ai cũng có thể nhiễm bệnh, bao gồm cả trẻ em. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu như không phát hiện và chữa trị kịp thời. Vì vậy, hãy tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng ngừa rận mu ở trẻ trong bài viết dưới đây để chủ động bảo vệ sức khỏe nhé.
Rận mu là loại côn trùng ký sinh ở vùng lông, tóc của con người. Chúng có kích thước rất nhỏ khoảng từ 1,5 - 2 nm nên thường khó khăn khi quan sát bằng mắt. Rận mu có màu vàng hoặc xám nhạt, chân có móc như con cua. Sau khi hút máu của vật chủ, cơ thể rận mu sẽ phồng to và màu sắc trở nên đậm hơn. Rận cái có quãng đời sống trung bình từ 25 - 30 ngày và có thể đẻ mỗi lần từ 20 - 30 trứng. Do đó, việc nhận biết triệu chứng bệnh để tiến hành điều trị sớm là rất quan trọng.
Các triệu chứng phổ biến của tình trạng rận mu ở trẻ em bao gồm:
Tuy không gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe nhưng rận mu lại dẫn đến các triệu chứng ngứa ngáy, châm chích ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hơn nữa, rận mu còn dễ dàng lây nhiễm qua người thân trong gia đình nếu như không áp dụng phương pháp phòng tránh.
Nhiều người thường thắc mắc liệu nguyên nhân nào gây ra bệnh rận mu ở trẻ em hay bệnh rận mu lây từ đâu? Các chuyên gia cho biết, tình trạng rận mu ở trẻ em có thể xuất phát từ việc trẻ bị lạm dụng tình dục. Do đó, phụ huynh nên chú ý quan tâm và theo dõi những thay đổi bất thường trên cơ thể của con để chủ động điều trị.
Trong một vài trường hợp, trẻ bị rận ở mí mắt do sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm, đắp chung chăn, hoặc mang quần áo, mũ với người bị rận mu. Trứng rận rơi ra và bám vào vật dụng cá nhân, khi trứng rận nở sẽ phát triển và ký sinh lên vùng lông/tóc của trẻ. Ngoài ra, việc trẻ vệ sinh thân thể không sạch sẽ cũng tạo điều kiện cho trẻ sinh sôi và phát triển.
Theo thống kê cho thấy, nhiều trường hợp phụ huynh mắc rận mu và vô tình lây qua cho con cái. Vì vậy, để chủ động bảo vệ sức khỏe, các bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ nên:
Đối với trẻ em, phụ huynh cần chú ý vệ sinh vùng mắt và dùng riêng khăn mặt cho trẻ. Khi thấy trẻ xuất hiện những biểu hiện ngứa ngáy, hay dụi mắt thì cần đưa đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đối với người lớn, nên chú ý vệ sinh vùng kín và giữ vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng. Đồng thời, không quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng biện pháp phòng tránh an toàn, không nên mang chung quần áo hay sử dụng khăn mặt, khăn tắm... để tránh lây nhiễm rận mu.
Việc điều trị rận mu ở trẻ em không khó, tuy nhiên để có thể điều trị triệt để, bậc phụ huynh nên cùng trẻ phòng ngừa và duy trì lối sống lành mạnh, an toàn. Đặc biệt, khi nghi ngờ các thành viên trong gia đình mắc bệnh rận mu cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị triệt để. Không nên vì tâm lý e ngại, xấu hổ mà giấu bệnh, có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, dẫn đến khó khăn cho việc điều trị.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.