Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Răng khôn mọc ở độ tuổi nào? Những điều cần biết về răng khôn

Ngày 29/09/2023
Kích thước chữ

Răng khôn hay còn gọi là chiếc răng thứ 8, việc mọc răng khôn gây phiền toái cho nhiều người. Vậy răng khôn mọc ở độ tuổi nào? Răng khôn là gì và cần phải làm gì khi bản thân mọc răng khôn?

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trong hàm, mọc răng khôn cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm vì vậy nhiều người cảm thấy sợ hãi khi mọc răng khôn. Vì vậy, "răng khôn mọc ở độ tuổi nào?" là điều mà mọi người thường thắc mắc. Và cần làm thế nào nếu bị mọc răng khôn? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về răng khôn qua bài viết dưới đây.

Răng khôn là răng như thế nào?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 hoặc răng hàm lớn thứ ba. Răng khôn không mọc ở độ tuổi của trẻ nhỏ khi mới mọc răng hoặc là ở độ tuổi thay răng mà thường sẽ mọc sau cùng. Vì vậy răng khôn luôn là chiếc răng cuối cùng mọc trong hàm. 

Vì răng khôn mọc trong cùng của vòm miệng nên đôi khi không còn đủ chỗ trống để răng mọc lên nên sẽ dẫn tới nhiều phiền toái cho người mọc răng khôn. Vị trí răng khôn có thể mọc lệch, chen lấn hoặc xô đẩy những răng khác dẫn đến nhiều vấn đề cho hàm răng.

Răng khôn mọc ở độ tuổi nào? Những điều cần biết về răng khôn - 1
Răng khôn là răng như thế nào?

Con người thông thường chỉ có 28 chiếc răng gồm 14 chiếc cho mỗi hàm. Tuy nhiên, con người có thể có đến tối đa 32 chiếc răng, nguyên nhân là do 4 chiếc răng khôn mọc cuối cùng và chia đều cho 2 hàm. Vì vậy răng khôn hay còn được gọi là chiếc răng thứ 8 của hàm, thực tế, nhiều răng khôn phát triển bình thường nhưng nhiều chiếc mọc nửa vời khiến nhiều người gặp bất tiện. 

Hiện nay, chức năng của răng khôn vẫn chưa rõ ràng và nó gây ra nhiều vấn đề cho người mọc răng vì vậy, nhiều người lựa chọn nhổ răng khôn. Thực tế, vấn đề giữ hay nhổ răng khôn vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong giới nha khoa.

Răng khôn mọc ở độ tuổi nào?

Răng khôn mọc ở độ tuổi nào? Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng ở hàm, sau khi tất cả các răng đều đã được thay xong. Vì vậy, răng khôn thường mọc ở độ tuổi nào, thường là độ tuổi trưởng thành, từ 18 đến 25 tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp răng khôn mọc sớm hoặc muộn hơn thông thường.

Người bình thường sẽ có khoảng 4 răng khôn chia đều cho 2 hàm, tuy nhiên, trường hợp đặc biệt có người có thể mọc tới 6 đến 8 chiếc răng khôn hay có người không có cái nào. Thực tế thì chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc có hay không có răng khôn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, vì vậy, nếu không mọc răng khôn hay răng khôn mọc quá sớm hay quá trễ thì bạn cũng đừng lo lắng nhé.

Răng khôn mọc ở độ tuổi nào? Những điều cần biết về răng khôn - 2
Răng khôn mọc ở độ tuổi nào?

Mọc răng khôn khiến nhiều người khó chịu vì răng có thể mọc lệch, chen chúc phần nướu làm cho phần nướu của chúng ta có thể sưng tấy lên. Phần nướu sưng to có thể gây sốt và gây khó khăn trong việc cử động hàm nhai và làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt ăn uống hàng ngày.

Ngoài ra, còn một điều phiền toái nữa là răng khôn không mọc bình thường như các răng khác mà chúng mọc theo từng đợt và thời gian mọc kéo dài rất lâu. Một chiếc răng khôn mọc lên có thể mất vài tháng hoặc vài năm để mọc lên hoàn thiện. Vì vậy, mỗi đợt răng mọc lên khiến chúng ta có thể cảm thấy khó chịu và đau đớn nếu chiếc răng khôn mọc lệch lạc và chèn ép những chiếc răng khác. 

Khi răng khôn mọc gây đau đớn cho người mọc răng có thể thực hiện tiểu phẫu để nhổ bỏ răng và hạn chế những biến chứng cho phần xương hàm và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Có nên nhổ răng khôn không?

Răng khôn gây nhiều bất tiện cho người mọc răng, nhiều người phân vân có nên nhổ răng khôn. Theo các chuyên gia, bạn nên nhổ răng khôn trong các trường hợp:

  • Răng khôn mọc lệch gây đau đớn, nhiễm trùng thậm chí là gây u nang và ảnh hưởng đến các răng còn lại.
  • Răng khôn chỉ mọc ở 1 hàm, việc này sẽ khiến răng khôn mọc dài ra hàm đối diện và có thể gây lở loét nướu.
  • Răng khôn có hình dạng bất thường, nhỏ cũng dễ gây sâu răng và viêm nha chu.

Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng, bình thường, không có gây đau hay có biến chứng thì không cần thiết phải nhổ răng khôn.

Răng khôn mọc ở độ tuổi nào? Những điều cần biết về răng khôn - 3
Có nên nhổ răng khôn?

Dấu hiệu mọc răng khôn

Răng khôn mọc ở độ tuổi nào và có dấu hiệu nào?. Khác với việc thay những chiếc răng khác, việc mọc răng khôn có những dấu hiệu gây nhiều phiền phức cho người bệnh, thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đau nhức vùng lợi

Khi mọc răng khôn, bạn sẽ có cảm giác đau đớn ở vùng nướu xung quanh chỗ mọc răng. Càng về sau, sự đau đớn sẽ lan tới các răng hàm lân cận và có thể đau hết cả hàm. Nhiều răng khôn phải mất vài năm để mọc hoàn thiện, vì vậy bạn cần hết sức lưu ý khi bị đau nướu khi mọc răng khôn.

Khó cử động hàm răng

Mọc răng khôn khiến cho cơ miệng khó cử động và hàm có cảm giác nặng hơn. Việc khó cử động hàm khiến cho việc ăn uống và hoạt động giao tiếp hàng ngày trở nên khó khăn hơn. Nhiều người bị đau đớn đến mức không thể mở hàm.

Đau đầu và phát sốt

Sốt nhẹ là dấu hiệu thường gặp khi mọc răng khôn. Khi mọc răng khôn, cơ thể sẽ có dấu hiệu đau nhức và nhiệt độ cơ thể cũng cao hơn bình thường. Tuy nhiên, sau khi răng khôn mọc ổn định, cơn đau và sốt cũng sẽ biến mất.

Răng khôn mọc ở độ tuổi nào? Những điều cần biết về răng khôn - 4
Sốt là dấu hiệu thường gặp khi mọc răng khôn

"Răng khôn mọc ở độ tuổi nào?" hẳn bạn đọc đã được giải đáp qua những thông tin trên. Mọc răng khôn thường ở độ tuổi trưởng thành và sẽ kèm theo nhiều dấu hiệu. Khi mọc răng khôn gây đau đớn quá mức, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám cụ thể.

Xem thêm:

Quá trình mọc răng khôn diễn ra như thế nào?

Có nên nhổ 4 răng khôn cùng lúc không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin