Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Quá trình mọc răng khôn diễn ra như thế nào?

Ngày 28/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Quá trình mọc răng khôn luôn là nỗi ám ảnh đối với nhiều người ngày nay. Bởi quá trình này thường đi kèm với cảm giác đau đớn và khó chịu. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về quá trình răng khôn mọc thì hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Quá trình mọc răng khôn là một trong những vấn đề được khá nhiều người quan tâm trong sức khỏe răng miệng. Mọc răng khôn có thể tùy thuộc vào mỗi người, có thể không gây khó chịu. Tuy nhiên theo khảo sát, nhiều trường hợp biến chứng nặng của răng miệng đều từ răng khôn.

Quá trình mọc răng khôn

Răng khôn còn được gọi là răng số 8, là những chiếc răng hàm cuối cùng mọc ở mỗi bên hàm dưới và hàm trên. Quá trình mọc răng khôn thường xảy ra ở người trưởng thành, trong khoảng 18 tuổi trở lên. Thuật ngữ "răng khôn" phần nào xuất phát từ việc chúng mọc khi con người đã đủ trưởng thành và "khôn" đủ lớn để nhận thức mọi thứ xung quanh.

Quá trình mọc răng khôn diễn ra như thế nào? 1
Quá trình mọc răng khôn thường diễn ra từ 18 - 25 tuổi

Về mặt hình dáng bên ngoài, răng khôn có hình dáng tương tự với các răng hàm lớn. Chúng có bề mặt phẳng, diện tích lớn và hình dáng phức tạp. Tuy nhiên, do mọc cuối cùng, đôi khi vòm miệng của một số người không đủ không gian để răng khôn mọc. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mọc bất thường của răng khôn như lệch hướng, xô lẫn với các răng khác, gây ra cảm giác đau đớn và sưng cho người bệnh.

Ngoài ra, nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch, người bệnh không kịp thời can thiệp, dẫn đến nướu răng sưng tấy, thức ăn bị kẹt lại, gây hôi miệng, khó chịu và viêm nướu.

Những dấu hiệu mọc răng khôn

Sưng lợi và nướu

Sưng lợi và nướu là một trong những dấu hiệu phổ biến khi răng khôn bắt đầu mọc, thường đi kèm với cảm giác đau nhức. Do đó, trong quá trình mọc răng khôn, người bệnh cần nên duy trì vệ sinh răng miệng cẩn thận giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và tránh làm tình trạng sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, sau khi răng khôn đã nảy lên hoặc đã được nhổ, tình trạng sưng sẽ thường giảm đi.

Ngoài ra, khi răng khôn mọc không đúng hướng hoặc bị kẹt, có thể làm cho vùng lợi và nướu xung quanh bị sưng và tê buốt. Trong trường hợp răng khôn không thể mọc hoặc mọc khó khăn do vùng lợi ở độ tuổi này đã khá dày, cứng có thể gây ra tình trạng sưng tấy nhiều hơn.

Sốt

Sốt thường đi kèm với tình trạng sưng đỏ ở vùng lợi, nơi răng khôn bắt đầu nảy mọc và thường kéo dài trong khoảng 1 - 3 ngày. Sưng viêm tại vị trí này có thể làm cho cơ thể nóng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu sốt kéo dài hơn, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vùng sưng, khiến bạn cảm thấy chán ăn và suy giảm đề kháng.

Quá trình mọc răng khôn diễn ra như thế nào? 2
Mọc răng khôn thường khiến cho người bệnh mệt mỏi và sốt

Có nên nhổ răng khôn không?

Quá trình mọc răng khôn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp có thể giữ lại răng khôn như:

  • Răng mọc thẳng: Nếu răng khôn mọc đúng hướng và không làm xáo trộn vị trí của các răng khác, bạn có thể quyết định giữ lại răng này.
  • Răng khôn đang kẹt trong xương hàm: Nếu răng khôn nằm sâu trong xương hàm mà không gây ra đau đớn, nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác, bạn có thể xem xét giữ lại răng này.
  • Răng khôn liên quan đến một số cấu trúc: Nếu loại bỏ răng khôn có thể ảnh hưởng đến các cấu trúc quan trọng khác trong khu vực miệng và khuôn mặt, bác sĩ có thể khuyên bạn giữ lại răng khôn.
  • Răng khôn sâu nhẹ: Trong một số trường hợp, nếu răng bị sâu răng nhẹ, bác sĩ có thể thực hiện trám giữ lại răng thay vì nhổ bỏ.
  • Bệnh lý: Nếu người bệnh mắc các bệnh nghiêm trọng như rối loạn đông máu, tiểu đường, bệnh tim mạch. Trong những trường hợp này, quyết định việc nhổ răng khôn cần được thảo luận chi tiết với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Nhổ răng khôn có đau không?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau khi thực hiện nhổ răng khôn, cụ thể như tình trạng răng, kỹ thuật của bác sĩ và sự hỗ trợ của các thiết bị y tế. Đặc biệt, công nghệ nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome có thể là một phương pháp tiên tiến và ít đau cho bệnh nhân.

Hiện nay, với sự phát triển của y học và sự tiến bộ trong lĩnh vực nha khoa, nhổ răng khôn đã trở nên ít đau hơn rất nhiều so với trước đây. Sự hỗ trợ của thuốc tê cùng với các công nghệ như sóng siêu âm Piezotome đã làm cho quá trình nhổ răng khôn trở nên dễ dàng và không đau như trước. Sóng siêu âm này giúp làm đứt các dây chằng nhanh chóng và chính xác, ít gây tổn thương cho mô xung quanh.

Quá trình mọc răng khôn diễn ra như thế nào? 3
Tùy vào phương pháp nhổ răng mà tình trạng đau sẽ khác nhau

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng mức độ đau sau khi thực hiện nhổ răng khôn có thể thay đổi từ người này sang người khác và tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mọc răng khôn. Do đó, việc thảo luận với bác sĩ và tuân thủ hướng dẫn sau nhổ răng khôn là điều rất quan trọng nhằm đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả và nhanh chóng.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về quá trình mọc răng khôn. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ cân nhắc về những trường hợp có thể giữ lại răng khôn nhé!

Xem thêm: Có nên nhổ 4 răng khôn cùng lúc không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm