Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Rau răm kỵ với gì? Những lưu ý cần biết khi ăn rau răm

Ngày 26/04/2023
Kích thước chữ

Rau răm là loại rau thường thấy khi kết hợp với nhiều món ăn để tăng thêm mùi vị. Tuy nhiên, để sử dụng rau răm đúng cách bạn cũng cần quan tâm đến các lưu ý như rau răm kỵ với gì hay ai là đối tượng không nên ăn rau răm.

Rau răm từ lâu đã là một loại rau ăn kèm và là gia vị chế biến của nhiều món ăn ngon quen thuộc. Bên cạnh việc được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ kháng viêm, tiêu hóa,... thì khi dùng rau răm chúng ta cần phải lưu ý một số điều như đối tượng không nên dùng rau răm hoặc rau răm kỵ với gì để có cách sử dụng đúng nhất.

Tổng quan về rau răm

Để hiểu hơn về thắc mắc rau răm kỵ với gì chúng ta cần tìm hiểu chi tiết về loại rau này. Rau răm còn có nhiều tên gọi khác như Daun Kesum, cây thủy liễu, Daun Laksa,... Loại rau này có vị cay, nồng, tính ấm, mùi hắc, có tinh dầu. Rau răm là loại rau phổ biến, thường được sử dụng trong nhiều món ăn của người Việt, góp phần mang lại hương vị đậm đà và đặc biệt hơn cho món ăn.

Rau răm kỵ với gì? Những lưu ý cần biết khi ăn rau răm 1
Rau răm có hương vị cay, nồng và có mùi hắc

Rau răm kỵ với gì?

Rau răm thường được kết hợp với nhiều loại đồ ăn khác nhau để tăng thêm hương vị của món ăn. Tuy nhiên nếu bạn đang muốn ăn rau răm kết hợp với món ăn sau đây thì cần nên hạn chế hoặc tránh ăn bạn nhé.

Vậy rau răm kỵ với gì? Thông thường, rau răm là nguyên liệu không thể ăn kèm với thịt gà. Rau răm có khả năng tăng cường cơ bắp và tăng cường thị lực, tuy nhiên nếu kết hợp với thịt gà sẽ tạo ra nhiều hợp chất gây hại cho cơ thể.

Rau răm kỵ với gì? Những lưu ý cần biết khi ăn rau răm 2
Rau răm kỵ với gì? Câu trả lời là rau răm kỵ thịt gà

Ăn rau răm có tốt không?

Rau răm là loại rau ăn kèm quen thuộc, vậy ăn rau răm có tốt không? Sau khi tìm hiểu rau răm kỵ với gì thì chắc hẳn bạn cũng sẽ quan tâm đến thời điểm cũng như đối tượng nên và không nên ăn rau răm để tối đa ưu điểm của loại rau này. Tùy thuộc vào một số mục đích sử dụng có thể đánh giá được rau răm tốt hay không. 

Không chỉ là một loại rau thường được bắt gặp trong bữa cơm của gia đình Việt hoặc sử dụng để ăn kèm với một số món ăn mà rau răm còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Rau răm thường sử dụng với một số mục đích như sau:

  • Trong rau răm có chứa flavonoid – chất chống oxy hóa tốt, hỗ trợ ngăn chặn tế bào ung thư phát triển và hạn chế tình trạng lão hóa.
  • Trị gàu với chiết xuất từ cây rau răm.
  • Tốt cho thị lực, giúp mắt sáng và khỏe hơn.
  • Lợi tiểu, giải độc, làm sạch gan.
  • Cải thiện trí nhớ, tăng cường sức khỏe của gân cốt.
  • Nước ép rau răm hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào,... Bã rau răm giúp điều trị tình trạng nước ăn chân hiệu quả khi được giã nhỏ và đắp vào vị trí bị tổn thương. Không những thế, uống nước ép rau răm còn điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
Rau răm kỵ với gì? Những lưu ý cần biết khi ăn rau răm 3
Trong rau răm chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe

Ai không nên ăn rau răm?

Ngoài thắc mắc rau răm kỵ với gì thì nhiều người cũng có thêm một số câu hỏi khác như đối tượng nào không nên ăn rau răm. Mặc dù rau răm mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng nếu không biết cách ăn hoặc ăn quá nhiều sẽ gây ra một số ảnh hưởng xấu. Cụ thể như sau:

  • Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt nên hạn chế ăn rau răm vì dễ dẫn đến hiện tượng rong kinh.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên ăn quá nhiều rau răm vì loại sau này có tính ấm, vị cay, hàn khí mạnh, có khả năng kích thích tử cung và làm sảy thai. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu ăn rau răm với số lượng ít sẽ không gây ra nguy hiểm.
  • Ăn nhiều rau răm làm giảm tinh khí, tổn thương tủy và làm suy yếu nhu cầu tình dục. Vì vậy cả nam và nữ khi ăn nhiều và ăn quá thường xuyên loại rau này có thể gặp tình trạng suy giảm ham muốn. Trong đó, nam giới có thể mắc phải tình trạng kém cường dương tráng khí, khô chân huyết; phụ nữ có thể gặp phải tình trạng mất kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt.
Rau răm kỵ với gì? Những lưu ý cần biết khi ăn rau răm 4
Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều rau răm trong thai kỳ

Các bài thuốc chữa bệnh với rau răm

Rau răm thường được sử dụng trong y học cổ truyền để làm thành một số bài thuốc như sau:

  • Chữa say nắng: Giã 100g rau răm, vắt lấy nước cốt rồi uống.
  • Chữa cúm: Giã nhỏ 50g rau răm, 3 lát gừng rồi lấy nước cốt để uống.
  • Chữa rôm sảy: Luộc chín cá diếc, lấy thịt nấu canh ăn kèm với 100g rau răm trong nhiều lần.
  • Chữa hắc lào ở mông, tay, thân thể: Giã nát cả cây rau răm, cho thêm rượu vào và bôi vào nơi bị hắc lào, đợi vài phút rồi rửa sạch.
  • Chữa khó tiêu, chướng bụng: Giã rau răm rồi vắt lấy nước cốt để uống, lấy bã xoa vào bụng để tăng hiệu quả chữa chướng bụng, khó tiêu.
  • Chữa mụn nhọt: Giã rau răm với muối và đắp vào vị trí bị nhọt rồi băng lại để tiêu độc, chống viêm (lưu ý chỉ dùng với các vết mụn nhọt, áp xe ở giai đoạn đầu).

Bài viết trên đây cũng đã gửi đến bạn giải đáp chi tiết về thắc mắc rau răm kỵ với gì. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn tăng thêm khả năng bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Cẩm Ly

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm