Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hắc lào là bệnh da liễu phổ biến và hầu như có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. Khi bị hắc lào ở mông, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm một số thông tin về bệnh lý hắc lào ở mông cũng như cách điều trị chúng qua bài viết dưới đây nhé!
Hắc lào thường xuất hiện ở các vùng ẩm ướt, ít được chú ý vệ sinh như vùng kín, vùng có nếp gấp kẽ lớn như kẽ bẹn, nếp lằn mông, vùng quanh thắt lưng,…
Hắc lào, nấm da, lác đồng tiền là tên gọi chỉ loại bệnh da liễu do các vi nấm gây ra. Chúng làm da nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc bị mụn nước, vùng bị nấm thường có hình tròn giống đồng xu.
Hắc lào được đặt tên theo từng bộ phận mà bệnh xuất hiện như: Nấm móng tay, nấm đùi, nấm kẽ chân, nấm da đầu,… Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện nhiều ở các vùng kín, có nếp gấp như quanh thắt lưng, nếp lằn mông, kẽ bẹn hoặc các vùng có nếp gấp lớn khác.
Hắc lào hay nấm da thường có tỉ lệ mắc cao ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, khi gặp điều kiện như vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, bệnh sẽ lây lan và phát triển nhanh chóng.
Hắc lào nếu không được chữa trị đúng cách sẽ dẫn tới bội nhiễm. Từ đó khiến cho việc điều trị về sau gặp nhiều khó khăn, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Hắc lào rất dễ tái phát và lây lan, vì thế người bệnh cần phát hiện sớm bệnh lý và thực hiện các phương pháp chữa trị đúng cách, kịp thời thì bệnh mới có thể được chữa khỏi dứt điểm và không tái phát trở lại.
Người bị hắc lào ở mông thường xuất hiện một số triệu chứng như sau:
Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở mông cũng tương tự như ở các bộ phận khác, là do cơ thể nhiễm một loại nấm tên là dermatophytes. Nấm này có kích thước rất nhỏ, thường phát triển nhanh và mạnh trong môi trường nóng và ẩm ướt. Ngoài ra, mông là nơi thường xuyên cọ xát với áo quần, có nếp gấp lớn nên dễ bị hắc lào hơn những vùng khác.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị hắc lào ở mông:
Hắc lào ở mông có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, những kem bôi trị nấm có thể chữa lành tổn thương hắc lào trên da sau 2 – 4 tuần điều trị.
Một số loại thuốc chống nấm được dùng phổ biến hiện nayi như: Clotrimazole hoặc miconazole,… Cách dùng là bôi 1 - 2 lần một ngày, dùng liên tục trong 2 đến 4 tuần.
Bệnh nhân cũng có thể dùng Itraconazole 200mg lần/ ngày hoặc terbinafine 250mg lần/ ngày trong vòng 3 đến 6 tuần, các loại thuốc trên rất hiệu quả để trị bệnh ngoài da ở các bệnh nhân bị viêm hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Khi tổn thương hay nhiễm hắc lào lan rộng, bạn cũng có thể dùng kết hợp một số loại thuốc uống như Griseofulvin, itraconazole, ketoconazol, fluconazole,… cùng với thuốc bôi tại chỗ.
Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài hơn hai tuần mặc dù bạn đã dùng thuốc điều trị cả trong uống ngoài bôi mà vẫn không hiệu quả, bạn cần tới cơ sở y tế để khám lại. Các bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc chống nấm khác mạnh hơn để khắc phục.
Để đề phòng hắc lào ở mông tấn công hoặc tái phát và hạn chế bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần lưu ý một số điều sau trong quá trình sinh hoạt hằng ngày:
Trên đây là một số thông tin tổng quát về bệnh hắc lào ở mông và hướng điều trị phù hợp. Hắc lào ở mông không nguy hiểm nhưng lại gây bất tiện rất lớn trong sinh hoạt hằng ngày so với hắc lào ở các khu vực khác. Do đó, nếu mắc bệnh thì bạn không nên ngần ngại mà cần đến ngay cơ sở y tế để được các y bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Như Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...