Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tập cho người thất ngôn và những điều nên biết

Ngày 15/07/2024
Kích thước chữ

Thất ngôn là dạng rối loạn chức năng ngôn ngữ có liên quan đến giảm khả năng hiểu hoặc giảm khả năng diễn đạt các từ hoặc ý nghĩa tương đương. Việc tập cho người thất ngôn lúc này rất quan trọng, góp phần cải thiện bệnh và hỗ trợ bệnh nhân.

Tập cho người thất ngôn là phương pháp được đa số các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng để giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng bệnh. Để hiểu rõ hơn về cách tập cho người thất ngôn, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Thế nào là thất ngôn?

Thất ngôn là một loại rối loạn chức năng ngôn ngữ, có thể liên quan đến tình trạng giảm khả năng hiểu hoặc giảm khả năng diễn đạt các từ hoặc ý nghĩa tương đương không bằng lời của từ.

Đây chính là tình trạng rối loạn ngôn ngữ do tổn thương để bán cầu não gây nên, cũng là hậu quả của sự rối loạn các chức năng của trung tâm ngôn ngữ ở hạch nền và vỏ não hoặc các đường dẫn truyền trong chất trắng kết nối chúng. Trước khi tìm hiểu bài tập cho người thất ngôn, bạn cũng cần nắm rõ về bệnh lý này. Cụ thể, thất ngôn bao gồm:

  • Rối loạn một hoặc nhiều chức năng về hiểu lời nói và hiểu chữ viết, thể hiện bằng lời nói và thể hiện bằng chữ viết.
  • Rối loạn một hoặc nhiều lĩnh vực của ngôn ngữ như âm vị học, ngữ nghĩa học, hình thái học, dụng học,…
Tập cho người thất ngôn và những điều nên biết 1
Thất ngôn là tình trạng rối loạn ngôn ngữ

Nguyên nhân dẫn đến thất ngôn đa phần là hậu quả của những bệnh lý không gây tổn thương tiến triển, có thể kể đến như viêm não, đột quỵ, chấn thương vùng đầu,… Phương pháp điều trị cho bệnh nhân thất ngôn bao gồm điều trị nguyên nhân gây bệnh, tập cho người thất ngôn với liệu pháp ngôn ngữ và thiết bị hỗ trợ giao tiếp.

Dấu hiệu nhận biết người bị thất ngôn

Bệnh nhân bị thất ngôn thường có một số biểu hiện phổ biến như nói những câu ngắn, không đầy đủ nội dung hoặc câu không có nghĩa. Người bệnh cũng có thể nói những từ ngữ hoặc âm thanh khác thay thế do không thể diễn đạt được ý của mình.

Ngoài ra, bệnh nhân bị thất ngôn cũng có biểu hiện nói những từ khiến người nghe không hiểu được ý nghĩa, khó khăn trong việc tìm kiếm từ ngữ để mô tả, đồng thời không hiểu được người khác muốn nói gì. Đôi khi bệnh nhân thất ngôn cũng viết những câu vô nghĩa.

Chỉ định và chống chỉ định tập cho người thất ngôn

Không phải tất cả các bệnh nhân bị thất ngôn đều có thể tiến hành tập cho người thất ngôn. Các trường hợp chỉ định tập liệu pháp ngôn ngữ cụ thể như sau.

  • Chỉ định tập cho người thất ngôn bằng liệu pháp ngôn ngữ với trường hợp bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ, rối loạn về giao tiếp do tổn thương bán cầu não.
  • Chống chỉ định tập liệu pháp ngôn ngữ cho bệnh nhân có rối loạn về giao tiếp nhưng không do tổn thương bán cầu não.
Tập cho người thất ngôn và những điều nên biết 2
Tập cho người thất ngôn được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị tổn thương bán cầu não

Tập cho người thất ngôn như thế nào?

Tập cho người thất ngôn bao gồm 4 giai đoạn chính như sau.

Chuẩn bị

Người tiến hành tập cho người thất ngôn là kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu có chuyên môn nhất định. Người này sẽ sử dụng các phương tiện bao gồm các dụng cụ đánh giá như:

  • Tranh ảnh: Cần có 5 tranh đồ vật, 5 tranh chữ cái, 5 tranh hành động, 5 tranh màu sắc và 5 tranh số lượng.
  • Tranh chữ: 20 tranh câu dài và 10 tranh câu ngắn.
  • Tranh có chủ đề: 1 tranh có chủ đề.

Đối với người bệnh, các trường hợp có thể tập cho người thất ngôn bao gồm bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ do tổn thương bán cầu não, hồ sơ bệnh án bao gồm tiền sử bệnh, biểu mẫu phân loại thất ngôn và biểu mẫu đánh giá thất ngôn.

Kiểm tra cho bệnh nhân

Chuyên viên hoặc bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cho người bệnh trước khi tập cho người thất ngôn. Những hình thức kiểm tra bao gồm:

Hội thoại:

  • Hỏi người bệnh về những thông tin cơ bản như tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi ở,… và đồng thời ghi câu trả lời vào phiếu đánh giá.
  • Bệnh nhân có thể tự kể về gia đình, công việc hoặc tiền sử bệnh của mình.
  • Tự kể về một bức tranh có chủ đề được người đánh giá đưa ra trong quá trình kiểm tra.
Tập cho người thất ngôn và những điều nên biết 3
Bác sĩ sẽ tiến hành hội thoại với người bệnh để kiểm tra, đánh giá

Đánh giá nghe hiểu:

  • Nghe và chỉ vào các bức tranh có sẵn;
  • Nghe và chỉ vào những bộ phận trên cơ thể mình;
  • Làm theo những yêu cầu, mệnh lệnh từ mức độ dễ đến khó do người kiểm tra đưa ra.

Lời nói:

  • Làm theo các cử động miệng của người kiểm tra, thường là kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu.
  • Nói chuỗi tự động số hoặc chữ.
  • Nhắc lại các phát ngôn vừa nghe được.
  • Đọc chữ theo yêu cầu của người kiểm tra.
  • Trả lời định danh.
  • Định danh hình vẽ.
  • Hiểu được ngôn ngữ viết.
  • Phân biệt ký hiệu và từ.
  • Chọn từ khi nghe được.
  • Hiểu từ khi nghe và đánh vần.
  • So sánh cặp tranh và chữ.

Viết:

  • Viết chính tả;
  • Viết về bản thân.
Tập cho người thất ngôn và những điều nên biết 4
Bệnh nhân có thể sẽ phải viết theo yêu cầu của bác sĩ

Thực hiện kỹ thuật

Thực hiện kỹ thuật tập cho người thất ngôn bao gồm những yếu tố sau:

  • Tùy theo dạng thất ngôn, tình trạng cụ thể của người bệnh mà để áp dụng cách tập cho người thất ngôn nhắm đến những chức năng ngôn ngữ đang bị tổn thương.
  • Lồng ghép việc tập cho người thất ngôn với những hoạt động hàng ngày.
  • Dạy người thất ngôn theo mức độ từ dễ đến khó.
  • Sử dụng các kỹ năng nhắc lại.
  • Phối hợp với nhiều phương pháp khác nhau, đồng thời giao tiếp hỗ trợ như tranh ảnh, cử chỉ,… để bệnh nhân dễ hiểu, việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Có thể chia các phần đánh giá ngôn ngữ thành nhiều buổi tập khác nhau để đáp ứng tình trạng người bệnh.

Theo dõi và xử lý tai biến (nếu có)

Trong lúc tập cho người thất ngôn, nếu bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, khó chịu trong người,… cần lập tức ngừng tập và theo dõi sát sao triệu chứng của người bệnh. Sau quá trình tập cho người thất ngôn, nếu bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi kéo dài và toàn thân có dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng có biện pháp xử lý tai biến hợp lý, kịp thời.

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa cùng bạn tìm hiểu về cách tập cho người thất ngôn nhằm khôi phục khả năng ngôn ngữ, diễn đạt, dùng từ,… của người bệnh. Nếu nghi ngờ người thân bị thất ngôn, bạn không nên tự ý tập luyện tại nhà mà cần đưa họ đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra, tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra giải pháp chữa trị phù hợp, có hiệu quả cao nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin