Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Điện não đồ của người trầm cảm có đặc điểm gì? Khi nào người trầm cảm cần đo điện não đồ?

Ngày 17/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, có nhiều phương pháp được áp dụng trong chẩn đoán bệnh ký trầm cảm mà không xâm lấn cũng như đảm bảo an toàn cho người bệnh. Trong đó, điện não đồ là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi và phổ biến. Vậy điện não đồ của người trầm cảm có gì đặc biệt?

Trầm cảm là một bệnh lý về rối loạn tâm thần rất phổ biến. Đây là một dạng rối loạn tâm thần khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, thể chất và các chức năng sống của người bệnh. Có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh trầm cảm, trong đó có phương pháp điện não đồ. Vậy điện não đồ của người trầm cảm có gì đặc biệt?

Tìm hiểu chung về bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên, nữ giới có tỷ lệ mắc trầm cảm cao gấp 2 lần nam giới.

Bệnh trầm cảm không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tinh thần của người mắc phải mà còn tác động xấu đến sức khoẻ thể chất và các mối quan hệ xung quanh họ.

Người mắc bệnh trầm cảm thường đã phải trải qua các biến cố lớn trong cuộc đời như bệnh tật, phá sản, nợ nần, ly hôn… Hoặc có sự thay đổi lớn trong cuộc sống hàng ngày như thay đổi công việc, môi trường sống, kết hôn, sinh con…

Điện não đồ của người trầm cảm có đặc điểm gì? Khi nào người trầm cảm cần đo điện não đồ? 1
Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần đang có gia tăng xu hướng trong xã hội hiện đại

Theo các chuyên gia, không thể xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây được cho là nguy cơ cao dẫn đến bệnh trầm cảm, bao gồm:

  • Chấn thương hoặc bệnh lý: Những người có tiền sử chấn thương sọ não hoặc mắc bệnh viêm não, u não… có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với người khoẻ mạnh.
  • Sử dụng chất kích thích: Bệnh trầm cảm dễ xảy ra ở những người thường xuyên dùng bia rượu, hút thuốc lá, ma tuý…
  • Áp lực từ công việc, gia đình, môi trường sống… kéo dài.
  • Rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như serotonin, noradrenaline…
  • Yếu tố di truyền.

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh trầm cảm, tuy nhiên, lứa tuổi từ 18 - 45 là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc phải rối loạn này cao hơn cả.

Bệnh trầm cảm được chia thành 3 cấp độ là nhẹ, vừa và nặng. Những triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm có thể kể đến như:

  • Xuất hiện các cơn đau nhức toàn thân không rõ nguyên nhân;
  • Mất tập trung;
  • Suy giảm trí nhớ;
  • Thay đổi giấc ngủ;
  • Thay đổi về cảm giác ăn uống;
  • Kích động, khó chịu hoặc ủ rũ…

Bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ tinh thần, thể chất và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị tích cực là điều rất cần thiết đối với bệnh nhân trầm cảm. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý trầm cảm, trong đó, điện não đồ là một biện pháp mang lại hiệu quả cao nên được các bác sĩ áp dụng. Vậy điện não đồ có tác dụng gì trong chẩn đoán bệnh trầm cảm?

Điện não đồ của người trầm cảm có đặc điểm gì? Khi nào người trầm cảm cần đo điện não đồ? 2
Thay đổi giấc ngủ là một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm

Tác dụng của đo điện não đồ trong chẩn đoán bệnh trầm cảm

Theo các chuyên gia, bệnh nhân trầm cảm sẽ được chỉ định thực hiện đo điện não đồ nhằm kiểm tra hoạt động điện tử trong não bộ, từ đó giúp cho các bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng tâm lý cũng như não của bệnh nhân trầm cảm. Ngoài ra, đo điện não đồ ở bệnh nhân trầm cảm còn mang nhiều tác dụng khác như:

  • Phát hiện bất thường về điện não: Đo điện não đồ giúp ghi lại các sóng điện não cũng như hoạt động điện của não. Ở người bị trầm cảm thường xuất hiện những sóng não bất thường và điện não đồ có thể giúp phát hiện ra những biến đổi này.
  • Loại trừ nguyên nhân khác: Phương pháp đo điện não đồ sẽ giúp loại trừ các nguyên nhân bệnh lý hay rối loạn khác có các triệu chứng tương tự như bệnh trầm cảm.
  • Hỗ trợ chẩn đoán chính xác: Đo điện não đồ hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về trạng thái trầm cảm của người bệnh có liên quan đến những vùng não cụ thể trong não.
  • Hỗ trợ điều chỉnh phác đồ điều trị: Kết quả đo điện não đồ sẽ hỗ trợ bác sĩ trong việc đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh, tối ưu hóa liệu pháp can thiệp dựa trên những hiểu biết chính xác về hoạt động của não.

Tuy nhiên, phương pháp đo điện não đồ không phải là thực hiện độc lập mà cần kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác để giúp bác sĩ có thể đưa ra đánh giá chính xác về trạng thái tâm lý cũng như tình trạng trầm cảm của người bệnh.

Điện não đồ của người trầm cảm có đặc điểm gì? Khi nào người trầm cảm cần đo điện não đồ? 3
Điện não đồ là một công cụ hữu ích hỗ trợ chẩn đoán bệnh trầm cảm

Điện não đồ của người trầm cảm có điểm gì đặc biệt?

Điện não của người trầm cảm thường có những đặc điểm đặc trưng mà điện não đồ có thể ghi lại. Vậy điện não đồ của người trầm cảm có điểm gì đặc biệt? Dưới đây là một số đặc điểm khác biệt phổ biến ở người trầm cảm, bao gồm:

  • Sự thay đổi trong sóng não delta và sóng não theta: Điện não đồ của người trầm cảm có sự biến đổi hoặc gia tăng trong sóng não delta (1 - 4Hz) và sóng não theta (4 -8Hz). Sự thay đổi này thường xuất hiện ở vùng trước trán của não bộ.
  • Sự giảm của sóng alpha: Sóng alpha (8 - 13Hz) thường xuất hiện khi não bộ đang trong trạng thái nghỉ ngơi. Ở người trầm cảm, sóng alpha có sự suy giảm và thường xuất hiện ở các vùng não hoạt động có liên quan đến tâm trạng hay trạng thái nghỉ ngơi.
  • Sự bất ổn của sóng beta: Theo các chuyên gia, sóng beta (13 - 30Hz) thường có liên quan đến trạng thái tập trung và tỉnh táo. Ở bệnh nhân trầm cảm, sóng beta có thể không ổn định hoặc suy giảm ở một số vùng não.
  • Sự biến động tại các vùng não bộ có liên quan đến tâm trạng: Những vùng não liên quan đến việc xử lý cảm xúc cũng như quản lý tâm trạng thường có sự biến động trong hoạt động điện não ở bệnh nhân trầm cảm.
  • Phản ứng của não không đồng đều: Điện não đồ của người trầm cảm thường không đồng đều khi có yếu tố kích thích, chẳng hạn như giảm độ nhạy của não.
Điện não đồ của người trầm cảm có đặc điểm gì? Khi nào người trầm cảm cần đo điện não đồ? 4
Điện não đồ của người trầm cảm có sự bất ổn của các sóng não

Khi nào người trầm cảm cần đo điện não đồ?

Việc quyết định cho người bị trầm cảm đo điện não đồ hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ chuyên khoa sẽ là người đưa ra chỉ định đo điện não đồ cho bệnh nhân trầm cảm nếu thấy cần thiết. Theo các chuyên gia, người trầm cảm cần được chỉ định đo điện não đồ trong các trường hợp như:

  • Loại trừ các nguyên nhân khác: Kết quả đo điện não đồ sẽ giúp bác sĩ loại trừ được các nguyên nhân khác có gây ra những triệu chứng giống với bệnh trầm cảm, chẳng hạn như các rối loạn não khác hoặc co giật.
  • Xác định mức độ nghiêm trọng của rối loạn trầm cảm: Các thông tin về mức độ hoạt động bất thường của điện não sẽ được thể hiện thông qua điện não đồ. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định được mức độ nghiêm trọng của trầm cảm.
  • Đánh giá phản ứng của não đối với kích thích: Để đánh giá phản ứng của não bộ đối với các kích thích như ánh sáng, âm thanh… bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh đo điện não đồ, từ đó giúp hiểu rõ hơn về trạng thái tâm lý của bệnh nhân.
  • Xác định phác đồ điều trị hiệu quả: Từ kết quả đo điện não đồ của người trầm cảm, bác sĩ sẽ cân nhắc và quyết định liệu pháp điều trị tối ưu và hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
  • Nghi ngờ có rối loạn điện não khác: Nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường khác bên cạnh triệu chứng của tình trạng trầm cảm, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đo điện não đồ nhằm tìm kiếm và xác định những rối loạn điện não khác.

Tóm lại, điện não đồ là một trong những công cụ hữu ích hỗ trợ bác sĩ trong quá trình chẩn đoán bệnh lý trầm cảm, từ đó giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về hoạt động điện não và trạng thái trầm cảm của người bệnh. Điện não đồ của người trầm cảm sẽ có những đặc điểm riêng biệt và dựa vào đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin