Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn tiêu hóa rất phổ biến, hầu như ai cũng bị một vài lần trong đời. Bệnh gây ra các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó chịu… ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
Do đó, nhiều người khi gặp phải tình trạng này đều lo lắng liệu rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không và nguyên nhân là gì để phòng tránh.
Rối loạn tiêu hóa xảy ra ở bất kì ai, ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường xảy ra nhiều ở người lớn và kéo dài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn gồm có:
Thực đơn ăn uống thiếu khoa học, không lành mạnh
Bổ sung quá nhiều đồ ăn cay nóng, chua cay, đồ ngọt, thực phẩm dễ lên men hoặc ăn nhiều món chiên xào nhiều dầu mỡ.
Ăn uống không theo giờ giấc, thất thường, vừa làm việc vừa ăn hoặc lúc ăn quá no, lúc lại để bụng quá đói, ăn vội vàng, quá nhanh.
Thói quen ăn hàng quán vỉa hè, thức ăn có thể không đảm bảo vệ sinh.
Thường xuyên uống bia rượu, đồ uống có cồn, nước uống có gas.
Bệnh đường tiêu hóa
Khi mắc bệnh về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét ruột thừa… người bệnh có thể cảm thấy đầy bụng, khó chịu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón…
Căng thẳng, áp lực kéo dài
Stress, áp lực cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn. Áp lực, căng thẳng tác động đến nhu động ruột, có thể khiến ruột co bóp ít hoặc co bóp nhiều hơn.
Nếu ruột co bóp ít dẫn đến việc thức ăn sẽ lưu giữ thời gian dài ở trong đường ruột khi đó nước bị hấp thu hết. Điều này khiến cho tình trạng phân bị khô và gây táo bón.
Trường hợp, áp lực, stress nhiều khiến cơ ruột co bóp nhiều hơn. Lúc này lại xảy ra tình trạng ruột chưa hấp thu được bớt lượng muối khoáng và nước mà phân đã được đẩy ra ngoài gây ra hiện tượng tiêu chảy.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh đang dùng
Một số loại thuốc nếu dùng trong thời gian dài hoặc cơ thể bị dị ứng thì có thể gây ra tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện là tình trạng buồn nôn, nôn, táo bón hoặc đi ngoài. Các loại thuốc dễ gây tác dụng phụ này như kháng viêm không steroid, kháng sinh, thuốc đái tháo đường….
Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng dấu hiệu sau:
Chướng bụng, ợ hơi
Khi xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, bạn luôn cảm thấy bụng bị căng chướng, khó chịu như mới ăn no, thỉnh thoảng kèm theo biểu hiện ợ hơi.
Đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ
Đau bụng là dấu hiệu đặc trưng của rối loạn tiêu hóa. Cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Cơn đau xuất hiện ở bên trái bụng hoặc ở vị trí dọc theo khung của đại tràng.
Thay đổi thói quen đại tiện
Diễn ra chậm nhưng tiến triển nặng hơn từng ngày. Đại tiện lúc bị táo bón, lúc lại bị đi ngoài, đau bụng quặn thành từng cơn, rất khó chịu. Sau khi đi đại tiện xong vẫn cảm thấy ấm ách bụng và không thoải mái.
Bên cạnh 3 dấu hiệu rối loạn tiêu hóa đặc trưng trên, người bệnh còn có thể cảm thấy bị buồn nôn, nôn, đắng miệng, ợ chua, mệt mỏi, chán ăn, khó chịu…
Khi có các dấu hiệu bệnh, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, kiểm tra. Từ đó xác định được nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh và có biện pháp chữa trị hiệu quả.
Rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ không đe dọa tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Đó là:
Hầu như, ai cũng ít nhiều bị rối loạn tiêu hóa một vài lần trong đời. Các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ thì sau vài ngày là khỏi. Chính điều này khiến người bệnh chủ quan trong việc điều trị.
Rất nhiều trường hợp, vì chủ quan mà bệnh tiến triển nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Theo số liệu thống kê, ở nước ta, trung bình có 11.000 - 12.000 người/năm bị bệnh ung thư dạ dày và có đến 8.000 bệnh nhân tử vong.
Như vậy, có thể thấy rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ bệnh. Nếu bệnh nhẹ không nguy hiểm, nhưng khi bệnh tiến triển nặng sẽ có thể dẫn đến ung thư liên quan đến đường tiêu hóa gây tử vong. Do đó cần chẩn đoán sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh trường hợp để bệnh tiến triển nặng, đến khi điều trị thì đã quá muộn màng.
Để phòng tránh và hỗ trợ việc chữa trị rối loạn tiêu hóa đạt hiệu quả tốt nhất, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, người bệnh cần chú ý những điều sau:
Thanh Hoa
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.