Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với trẻ sơ sinh có vô vàn kiến thức lớn nhỏ mà ba mẹ cần biết nhằm có phương pháp xử lí nhanh chóng và kịp thời. Hiện tượng rốn trẻ sơ sinh chưa thụt vô được cũng khiến không ít ba mẹ quan tâm cũng như thắc mắc.
Rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng có nhiều trường hợp xảy ra. Nếu rốn khô là lõm nhẹ là vấn đề bình thường. Tuy nhiên, ở một số trẻ, sau khi rốn rụng, rốn lúc này khô nhưng có hiện tượng lồi nhẹ có kích thước bằng đầu ngón tay. Đối với những phụ huynh lần đầu được “đảm nhiệm thiên chức” làm ba mẹ, hay những phụ huynh chưa chứng kiến người thân chăm sóc trẻ nhỏ, có hàng ngàn câu hỏi liên quan đến con yêu cần được giải đáp. Nắm được tâm lý này, đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đắp thắc mắc về việc rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì thụt vô được?
Khi rốn trẻ xuất hiện phồng nhẹ và thay đổi kích thước khi hoạt động như khóc, ho, cười, vặn mình… chính là dấu hiệu của triệu chứng thoát vị rốn – một dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Rốn chưa thụt vào được xảy ra khi tổ chức hay một phần nội tạng trong ổ bụng tạo thành một khối lồi ra khỏi vị trí bình thường tại rốn. Khối lồi có thể chứa dịch hoặc một phần nội tạng như ruột và đôi khi là một tổ chức khác trong ổ bụng.
Trẻ sơ sinh khi còn là bào thai được nuôi dưỡng trong bụng mẹ bằng dây rốn. Trong thời gian người mẹ mang thai, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ ở cơ bụng của thai nhi và được cắt khi bé ra đời. Trong vòng 1 – 2 tuần sau chào đời, cuống rốn sẽ teo dần và rụng đi. Lúc này, vết thương lành và tạo thành rốn của trẻ. Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua trong cơ thể sẽ tự dần dần đóng lại một cách tự nhiên khi bé lớn hơn. Nếu các cơ không tự đóng với nhau hoàn toàn ở đường giữa bụng sẽ khiến rốn trẻ sơ sinh chưa thể thụt vô được.
Hiện tượng rốn chưa thụt vào được thường gặp ở các bé sinh non hoặc thấp cân khi sinh. Có tới khoảng 75% trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 1.5 kg có triệu chứng lồi rốn. Dị tật này xảy ra nhiều hơn ở các bé gái sơ sinh.
Hầu hết triệu chứng lồi rốn hay thoát vị rốn tự cải thiện từ 4 tháng đến 1 tuổi tùy vào sức khỏe mỗi trẻ. Một số khác mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Khoảng 90 % thoát vị rốn cuối cùng sẽ tự đóng lại và không cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, khi trẻ 4 tuổi nhưng không có dấu hiệu rốn thụt vô thì cần can thiệp phẫu thuật.
Các dấu hiệu thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh khiến rốn chưa thụt vô được dễ nhận biết như sau:
Tuy nhiên, nếu rốn trẻ chưa thụt vào và có các triệu chứng dưới đây, ba mẹ hoặc người chăm sóc hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm khó lường khác:
Lưu ý lúc này ba mẹ không được dùng tay xoa hoặc nhấn mạnh vào rốn với mục đích tác động cho rốn thụt vào hoặc cho rốn mền ra. Điều này có thể gây rất đau đớn cho trẻ nhưng không giúp cải thiện tình trạng mà còn khiến triệu chứng tệ hơn.
Hầu hết rốn chưa thụt vô được sẽ tự cải thiện đến khi trẻ 12 tháng. Khi bé lớn dần lên, cơ thành bụng khoẻ hơn và có thể tự đóng lại. Tuy nhiên, một số trẻ sau 1 tuổi hoặc cao nhất là đến 4 tuổi, khi rốn chưa thụt vô được, cần có biện pháp phẫu thuật. Biện pháp phẫu thuật rốn ở trẻ em được sử dụng đối với các trường hợp sau:
Lưu ý, một số gia đình tự chữa bằng cách dùng băng dính hoặc đồng xu đặt lên vùng rốn bị lồi để làm nó nhỏ lại. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được chứng minh hiệu quả, thậm chí có thể khiến cho tình trạng càng xấu hơn. Do đó, cha mẹ nên tỉnh táo, đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay thay vì sử dụng các kinh nghiệm dân gian chưa được kiểm chứng.
Bên cạnh đó, ba mẹ không nên để trẻ phải khóc nhiều hoặc khóc to, vặn mình… Nên hạn chế không để trẻ hoạt động quá mức, làm tăng áp lực đột ngột trong ổ bụng làm khối phồng lớn dần lên. Nên tăng cường cho trẻ thức ăn có nhiều chất xơ, rau củ nhằm hạn chế tình trạng táo bón.
Nếu thấy khối rốn to đột biến, cứng chắc hơn, sờ bị đau, khi cho trẻ nằm ngửa nhưng khối rốn không mất, kèm theo các triệu chứng đau bụng và nôn… lúc này trẻ có thể trẻ bị thoát vị nghẹt, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Hoàng Yến
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.