Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sạn vôi ở mắt là một bệnh lý thường gặp và khá lành tính. Bệnh này gặp ở rất nhiều độ tuổi khác nhau từ già đến trẻ. Vậy sạn vôi ở mắt có nguy hiểm không? Có nên sử dụng cách điều trị sạn vôi ở mắt tại nhà?
Đa số người mắc bệnh sạn vôi ở mắt đều lành tính và đều không gây biến chứng. Tuy nhiên, bệnh lý này khiến mắt bị cộm, gây khó chịu, thường xuyên phải dụi mắt. Thậm chí, nếu sạn to có thể gây hiện tượng cọ xát và làm giác mạc mắt bị tổn thương. Dù sạn vôi ở mắt không gây suy giảm thị lực, trừ khi bệnh để lại biến chứng, nhưng chúng ta vẫn phải có cách điều trị sạn vôi ở mắt tại nhà một cách hợp lí và hiệu quả.
Sạn vôi ở mắt chính là tình trạng calci bị lắng đọng ở bên dưới kết mạc sụn mi nhãn cầu. Bệnh nhân mắc bệnh sạn vôi có thể có một hay nhiều sạn vôi ở một bên mí mắt hoặc cả hai bên.
Sạn vôi có thể hình thành ở nhiều nơi trong cơ thể. Nhưng do ở mắt dễ nhận thấy và các triệu chứng sẽ nhanh chóng được xuất hiện. Khi các sạn vôi nhỏ và khá ít thì thường không có các triệu chứng gì, mắt có vẻ vẫn bình thường và chỉ phát hiện khi đi khám. Khi gặp các sạn vôi to và nhiều, mắt của bạn sẽ bị cộm như có hạt cát rơi vào. Bệnh nhân sẽ thường xuyên chớp mắt nhưng thị lực vẫn bình thường. Nhưng để lâu dần sẽ gây viêm giác mạc do bị trầy xước nhiều và dần thị lực bị suy giảm.
Người bị viêm kết mạc mắt, bị đau mắt hột, mắt thường tiếp xúc với môi trường độc hại như bụi bẩn, ánh nắng, môi trường tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, bị dị ứng với phấn hoa, mỹ phẩm…
Sạn vôi ở mắt tuy không gây nguy hiểm cho mắt nhưng lại đem lại cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Sạn vôi ở mắt thường không có biểu hiện rõ rệt, chỉ xuất hiện những nốt mụn trắng hay hơi ngả vàng. Những nốt mụn này có kích thước khoảng 1 - 2mm. Những biểu hiện, triệu chứng khác nhau sẽ phụ thuộc vào kích thước của các hạt sạn vôi lớn hay bé.
Thường những hạt sạn nhỏ có thể không có triệu chứng, nhưng với những bệnh nhân có những hạt sạn lớn sẽ có những triệu chứng rõ rệt sau:
Nguyên nhân xuất hiện hạt sạn vôi là do viêm kết mạc mắt lâu ngày, xác tế bào lắng đọng tạo thành cục sạn vô li ti. Những sạn vôi này được hình thành nhờ điều kiện môi trường bẩn, không vệ sinh mắt đúng cách, mắt hay đỏ và viêm nhiễm. Nếu không điều trị sạn vôi ở mắt, các cục sạn này dần bị đẩy ra ngoài gây khó chịu, bị cộm ở mắt, sạn vôi khi cọ lên giác mạc sẽ làm mất đi lớp bảo vệ giác mạc. Từ đó bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng giác mạc.
Do đó khi thấy mắt cộm, khó chịu, mỗi khi chớp mắt lại đau nhức thì bạn nên đi khám bác sĩ nhãn khoa, để loại bỏ những cục sạn vôi ra khỏi mắt.
Sạn vôi bản chất hình thành do sự lắng đọng calci. Do đó sạn vôi không thể tự mất được và việc tìm cách điều trị sạn vôi ở mắt tại nhà dường như không hiệu quả, không thể giải quyết hết bệnh. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý lấy sạn vôi tại nhà. Việc lấy sạn vôi ra khỏi mắt cần phải đảm bảo an toàn và vô trùng tuyệt đối, tránh gây viêm nhiễm.
Khi sạn vôi nhỏ và ít sẽ không gây đau, khó chịu và không ảnh hưởng đến thị giác. Nhưng khi cảm thấy khó chịu, cộm ở mắt và đau thì bạn nên đến gặp bác sĩ để khám mắt vì bạn có thể có sạn vôi ở mắt. Và bác sĩ sẽ tiến hành lấy sạn ra khỏi mắt cho bạn.
Nhìn chung, sạn vôi ở mắt khá lành tính nhưng người bị sạn vôi vẫn cần chú ý, thận trọng những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện như sẹo giác mạc, viêm giác mạc và loạn thị. Bên cạnh đó, người có tiền sử sạn vôi ở mắt, sạn vôi rất dễ xuất hiện lại dù đã điều trị khỏi ở lần trước đó. Vậy làm cách nào để bảo vệ đôi mắt của mình?
Để tránh hình thành sạn vôi hay các bệnh lý khác về mắt, chúng ta cần phải vệ sinh mắt thường xuyên để ngăn chặn sạn mắt xuất hiện. Việc vệ sinh mắt thường xuyên còn hạn chế vi khuẩn tấn công vào đôi mắt gây ra các bệnh lý về mắt như đau mắt hột, viêm bờ mi…
Kết hợp nhỏ một ít nước muối sinh lý khi mắt bị đỏ, rát để vệ sinh sạch đôi mắt, làm dịu đôi mắt. Khi đôi mắt quá nặng, có hiện tượng sưng, đỏ thì hãy đến khám nhãn khoa ngay để tránh các bệnh lý về mắt và các bệnh lý khác kèm theo.
Hạn chế dụi mắt bởi trong bàn tay có chứa nhiều vi khuẩn, virus có thể gây các bệnh về mắt. Đồng thời, bạn nên tránh chà xát quá mạnh lên mắt vì rất dễ gây tổn thương nhãn cầu.
Đôi mắt giúp ta có thể nhìn rõ mọi sự vật, hiện tượng nhưng chính nó cũng rất nhạy cảm với các hóa chất, bụi bẩn. Bạn cần cho mắt đủ thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và tránh để đôi mắt tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn độc hại. Mọi tác động hóa chất, bụi bẩn đều gây ảnh hưởng đôi mắt nhưng quan trọng bạn phải biết cách chăm sóc đôi mắt, bảo vệ thị lực. Và lưu ý cần phải cẩn thận khi dùng các loại mỹ phẩm cho mắt hay phấn hoa để tránh kích ứng mắt.
Đặc biệt, đối với bệnh nhân đang trong quá trình điều trị mắt, cần hạn chế bụi bẩn vào mắt. Người bệnh nên hạn chế ra đường, nếu ra đường thì cần phải đeo kính cẩn thận bảo vệ mắt.
Việc loại bỏ sạn vôi rất dễ dàng sau khi bạn đã thực hiện tiểu phẫu tại các bệnh viện. Nhưng tuy nhiên, người đã từng bị sạn vôi ở mắt cần phải chú trọng, tái khám định kỳ. Do khi bị sạn vôi rất dễ tái phát lại.
Bạn nên chú trọng những vấn đề ăn uống, bổ sung thực phẩm dưỡng chất có lợi cho đôi mắt.
Sạn vôi ở mắt tuy không nguy hiểm nhưng bạn không nên điều trị tại nhà. Cách điều trị sạn vôi ở mắt tại nhà không hiệu quả và không an toàn. Bạn phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị lấy sạn ra. Trên đây là những thông tin về bệnh lý sạn vôi ở mắt. Hy vong bài viết trên mang lại đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.