Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sarcoma xương ở trẻ em và thanh thiếu niên: Điều trị bằng phương pháp nào?

Ngày 02/10/2022
Kích thước chữ

Hệ miễn dịch của trẻ em còn rất yếu và dễ nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài, ngay cả khi đó là phương pháp chữa bệnh. Vậy có cách điều trị Sarcoma xương nào vừa hiệu quả và an toàn không?

Sarcoma xương là căn bệnh hiếm nên có đến 60% trẻ em mắc bệnh này đều được điều trị thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, việc điều trị hiệu quả như thế nào và diễn ra trong thời gian bao nhiêu còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu cho bạn một số phương pháp chữa Sarcoma xương (u xương ác tính) ở trẻ em và thanh thiếu niên phổ biến nhất hiện nay.

Phương pháp chữa u xương ác tính ở trẻ em và thanh thiếu niên là gì? 

Trên thực tế, Sarcoma xương là căn bệnh hiếm ở trẻ em. Vì vậy, các bác sĩ thường căn cứ vào thăm khám tổng quát và chụp X-quang để lên kế hoạch chữa trị cho trẻ. Tình trạng của bệnh sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị sau: 

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được đề cập đầu tiên để loại bỏ các khối u ác tính và các tế bào di căn xung quanh. Do khối u ảnh hưởng trực tiếp đến xương, thậm chí là phát triển trong xương của trẻ nên quá trình phẫu thuật sẽ bao gồm cả ghép xương và phẫu thuật tạo hình. Khi ghép xương, các bác sĩ sẽ chọn những loại xương đồng loại từ người cho để hồi phục và tái tạo lại vùng xương bị tổn thương ở trẻ.

Nếu khối u đã di căn quá xa và ảnh hưởng đến phần lớn chi của trẻ, các bác sĩ bắt buộc phải phẫu thuật cắt cụt chi để đảm bảo khối u không ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể. 

Sarcoma xương (U xương ác tính) ở trẻ em và thanh thiếu niên điều trị bằng phương pháp nào? 1 Phẫu thuật là phương pháp điều trị Sarcoma xương phổ biến 

Hóa trị liệu

Hóa trị liệu là sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, bằng cách kìm hãm khả năng phát triển và phân chia của chúng. Với phương pháp này, hóa chất sẽ được đưa vào máu qua đường tĩnh mạch hoặc viên uống dạng nén.

Hầu hết các bệnh nhi bị u xương ác tính đều được hóa trị liệu. Phương pháp này làm tăng cơ hội sống sót cho trẻ lên 60 - 80%. Tuy nhiên, thời gian hóa trị thường khá dài, khoảng 1 năm rưỡi. 

Trong và sau quá trình chữa bệnh, trẻ rất có thể phải đối mặt với các tác dụng phụ của thuốc như: Nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, rụng tóc và chán ăn. Trong một số trường hợp, trẻ còn bị suy yếu cơ tim, giảm thính lực hoặc giảm chức năng thận. Nhưng bạn cũng không cần lo lắng vì các triệu chứng này sẽ biến mất ngay sau khi hóa trị xong. 

Xạ trị

Xạ trị là kĩ thuật dùng tia X năng lượng cao hoặc các hạt năng lượng cao khác để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị không được chỉ định phổ biến trong điều trị sarcoma xương (u xương ác tính), do bệnh này tương đối kháng với tia xạ. Tuy nhiên, do tác dụng phụ đi kèm có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể của trẻ nên xạ trị chỉ được chỉ định trong trường hợp không thể loại bỏ hoặc còn sót lại tổ chức ung thư sau khi điều trị bằng các phương pháp khác. 

Khi điều trị, trẻ sẽ gặp phải một số vấn đề như: Mệt mỏi, phản ứng da nhẹ, đau bụng và tiêu chảy. 

Sarcoma xương (U xương ác tính) ở trẻ em và thanh thiếu niên điều trị bằng phương pháp nào? 2 Xạ trị chỉ được sử dụng khi phẫu thuật và hóa trị không có hiệu quả 

Làm sao để phòng ngừa u xương ác tính? 

Sarcoma xương nói riêng và ung thư nói chung là những căn bệnh mà đến nay vẫn chưa có thuốc chữa đặc trị. Vì vậy, việc điều trị u xương ác tính có thành công hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Sức khỏe của trẻ có đáp ứng phương pháp điều trị không, vị trí khối u và mức độ di căn,... 

Cách tốt nhất để tránh xa căn bệnh này là phòng ngừa và thăm khám kịp thời ngay khi cơ thể của trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Lúc này, cha mẹ cần lưu ý những điều sau: 

  • Trường hợp gãy xương hoặc nứt xương, cha mẹ nên cho trẻ đi khám và theo dõi định kỳ để kiểm tra tổn thương. Điều này lại càng cần thiết khi bạn nhận thấy những dấu hiệu không rõ ràng ở trẻ như: Đau xương, đau bất thường từ trong cơ thể, đặc biệt là ở những trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư. Đối với những bệnh nhân bị Paget xương, loạn sản xương, bạn cũng nên cho trẻ cũng nên tái khám đúng lịch hẹn để phòng tránh nguy cơ biến chứng.
  • Nếu phát hiện trẻ mắc u xương lành tính, cha mẹ cũng không nên chủ quan vì một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 30% nguy cơ u lành chuyển sang u ác tính. Do đó nếu như bệnh nhân nhận thấy những dấu hiệu như: Điều trị nội khoa không đáp ứng, khớp xương biến dạng, vận động của người bệnh bị hạn chế, hoặc có u xương có xu hướng phát triển ngày một lớn hơn cần được loại bỏ kịp thời.
  • Các u xương sụn lành tính có khả năng chuyển hóa thành u ác tính cao. Để nhận diện các biểu hiện nguy hiểm từ u lành chuyển sang u ác tính, cha mẹ của bệnh nhi cần thận trọng trước 3 dấu hiệu bao gồm: Tĩnh mạch hoặc u mạch máu bị dị dạng, trên da bị u cục màu thâm tím.
Sarcoma xương (U xương ác tính) ở trẻ em và thanh thiếu niên điều trị bằng phương pháp nào? 3 Trẻ gãy chân không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo Sarcoma xương 

Sarcoma xương (u xương ác tính) là căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị kịp thời. Đừng chần chừ mà để lỡ đi cơ hội để trẻ phát triển toàn diện cha mẹ nhé! Mong rằng bài viết về phương pháp điều trị Sarcoma xương ở trẻ em và thanh thiếu niên trên đây đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.

Thu Trang 

Nguồn: Yhoccongdong.com 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin