Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chuyển phôi là một trong những thủ thuật quan trọng trong thụ tinh ống nghiệm IVF. Chính vì thế mà xoay quanh vấn đề này có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Rất nhiều các chị em tò mò không biết liệu sau chuyển phôi có được dùng điện thoại không?
Vậy, sau chuyển phôi có được dùng điện thoại không? Sử dụng điện thoại có ảnh hưởng gì đến quá trình thụ thai hay không? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp một cách chi tiết ngay trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.
Chuyển phôi chính là một thủ thuật quan trọng trong quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF. Sau khi nuôi cấy thành công, phôi thai sẽ được chuyển vào buồng tử cung của người phụ nữ để làm tổ. Phôi này có thể là phôi tươi hoặc phôi đã trữ lạnh, được nuôi đến ngày thứ 3 hoặc thứ 5 và được bảo quản ở chu kỳ trước đó.
Vào ngày thứ 18 đến 20 của chu kỳ kinh nguyệt, quá trình chuyển phôi sẽ được thực hiện khi niêm mạc tử cung của người phụ nữ đã đạt được độ dày tiêu chuẩn là từ 9 - 10mm, sức khỏe tổng thể tốt, sẵn sàng cho việc mang thai.
Đến nay, với sự tiến bộ của y học cũng như sự hỗ trợ đắc lực của các trang thiết bị, hệ thống máy móc hiện đại mà quy trình chuyển phôi đã diễn ra ít đau đớn hơn đồng thời ít tác động lên tử cung của người mẹ. Đây chính là niềm hy vọng của các cặp đôi vô sinh hiếm muộn.
Theo các bác sĩ, sau khi chuyển phôi, các chị em không cần kiêng sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử khác một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, việc hạn chế sử dụng điện thoại cũng được khuyến cáo ở những người sau chuyển phôi và cả những mẹ bầu đang mang thai tự nhiên với lý do là để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn tránh căng thẳng. Ngoài ra, khi sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác, mẹ bầu cần chú ý ngồi đúng tư thế với khoảng cách tiêu chuẩn để không gây ảnh hưởng đến phôi thai trong bụng. Bên cạnh đó, sau khi chuyển phôi, các chị em vẫn có thể làm việc, sinh hoạt một cách bình thường. Không cần thiết phải nằm im một chỗ nếu công việc không quá nặng nhọc, mất sức.
Để đảm bảo an toàn cho phôi thai sau khi chuyển phôi, các chị em cần tránh để điện thoại tiếp xúc với vùng bụng. Mặc dù chưa có bằng chứng chứng minh sóng điện từ từ thiết bị điện thoại có thể tác động đến phôi thai nhưng việc phòng ngừa cẩn thận vẫn rất cần thiết. Theo đó, các chị em cần lưu ý:
Thay vì sử dụng điện thoại, các chị em nên dành thời gian cho các hoạt động thư giãn khác sau chuyển phôi như đọc sách, trò chuyện cùng chồng, chuẩn bị các bữa ăn đơn giản,...
Sau khi thực hiện chuyển phôi, cơ thể người phụ nữ sẽ cần có thời gian để hồi phục và thích nghi với những thay đổi nhằm chuẩn bị cho hành trình làm mẹ sắp tới. Việc nghỉ ngơi đúng cách không chỉ giúp cho các chị em giảm mệt mỏi, căng thẳng mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe, giúp việc cấy ghép phôi diễn ra thành công cũng như ngăn ngừa được các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Để nghỉ ngơi đúng cách, các chị em cần chú ý:
24 - 48 giờ sau chuyển phôi là thời điểm cơ thể đang trong giai đoạn nhạy cảm nhất, cần được nghỉ ngơi một cách tối đa. Vì thế, các chị em nên ưu tiên các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn lành mạnh, không nên sử dụng điện thoại quá lâu, tránh khiến cho mắt bị căng thẳng, tinh thần mệt mỏi.
Như vậy, chắc hẳn các chị em đã nắm được câu trả lời cho câu hỏi “Sau chuyển phôi có được dùng điện thoại không?”. Sau chuyển phôi các chị em vẫn có thể sử dụng điện thoại nhưng cần hạn chế về thời lượng sử dụng cũng như tránh để điện thoại tiếp xúc với vùng bụng. Chúc các chị em sẽ thật khỏe mạnh, thành công trong hành trình làm mẹ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.