Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trường hợp sau khi hiến máu tay bị bầm tím không hiếm gặp. Đây cũng không phải hiện tượng cảnh báo vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Bị bầm tím sau khi hiến máu có thể khắc phục rất đơn giản.
Bạn chớ lo lắng khi thấy vị trí lấy máu bị bầm tím sau khi hiến máu. Đây là hiện tượng bình thường nhưng không phải ai hiến máu cũng bị như vậy. Có trường hợp còn kèm theo biểu hiện đau nhẹ ở chỗ lấy máu. Nguyên nhân gây bầm tím sau hiến máu là gì và khắc phục ra sao? Dưới đây là giải thích chi tiết về hiện tượng bị bầm tím sau khi hiến máu và hướng dẫn xử lý đúng nhất.
Để lấy máu, y bác sĩ sẽ dùng kim lấy máu đâm vào tĩnh mạch, thường ở vị trí nếp gấp khuỷu tay. Lúc này, tĩnh mạch có thể bị vỡ, máu tràn ra ngoài thành mạch gây nên xuất huyết cục bộ dưới da. Nó hình thành những vết bầm tím ở chỗ lấy máu, có thể phồng ven và đau nhức. Vết bấm thay đổi màu từ xanh đến vàng, tím đậm, nhạt dần và tự hết trong vòng 7 - 10 ngày.
Bị bầm tím sau khi hiến máu không để lại bất cứ dấu vết, di chứng nào sau khi nó đã biến mất. Bạn hoàn toàn yên tâm nếu sau khi hiến máu bị bầm tím ở tay. Hiện tượng này thường xảy ra ở những người có thành mạch mỏng, dễ bị vỡ. Những người có tiền sử gan bị tổn thương, cơ thể thiếu vitamin hoặc đang dùng một số loại thuốc gây phản ứng cũng làm xuất hiện bầm tím sau hiến máu.
Các tác động bên ngoài như: thời gian lưu kim lâu, kích thước kim to, vận động mạnh ở cánh tay lấy ven cũng là nguyên nhân bầm tím ở tay sau hiến máu. Bầm tím, đau nhẹ ở tay sau khi hiến máu không đáng lo ngại, cũng không nhất thiết phải điều trị vì nó sẽ tự hết. Nhưng nếu kèm theo một số dấu hiệu bất thường thì bạn cần đi khám ngay, ví dụ như: lan rộng hơn, sưng, đau dữ dội, tê, ngứa.
Trong các cách làm tan vết bầm tím thì chườm lạnh, chườm nóng hiệu quả và an toàn nhất cho những ai sau khi hiến máu tay bị bầm tím. Bạn xử lý như sau:
Vết bầm tím và cảm giác đau nhẹ không ảnh hưởng lớn đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn. Cánh tay xuất hiện vùng da sậm màu chỉ làm giảm chút xíu thẩm mỹ nếu bạn muốn mặc áo ngắn tay. Bạn có thể điều trị hoặc không cần can thiệp gì mà để bầm tím tự tan mất. Tuy nhiên, cần lưu ý không cầm đồ nặng, tập luyện mạnh ở tay cho máu để tránh làm đau hoặc tăng độ rộng vết bầm.
Nếu lo ngại sau khi hiến máu tay bị bầm tím, bạn phòng tránh bằng cách mặc áo có phần tay rộng rãi giúp tuần hoàn máu lưu thông. Ngay sau khi rút kim ra thì ấn chặt miếng bông, giữ cho máu không thoát ra ngoài thành mạch. Nếu cơ địa bạn đã từng bị bầm tím sau hiến máu, hãy dùng băng ép chặt ở chỗ lấy máu ít nhất 6 tiếng. Trong vòng 48 giờ đầu, không vận động mạnh ở cánh tay đó.
Bầm tím ở tay chỉ là vấn đề nhỏ trong rất nhiều điều cần lưu ý sau khi hiến máu. Tùy vào thể trạng sức khỏe và cân nặng, bạn có thể cho đi 250ml đến 500ml máu. Theo nguyên tắc, lượng máu cho đi không quá 9ml/kg trọng lượng cơ thể. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 6% tổng lượng máu nhưng có thể gây thiếu máu tạm thời. Bạn cần chăm sóc tốt cho sức khỏe để nhanh phục hồi sau hiến máu.
Bạn nên ưu tiên thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, mỗi đêm ngủ ít nhất 7 - 8 tiếng và ngủ thêm giấc buổi trưa. Ngủ đủ giấc giúp tuần hoàn máu lưu thông, ngăn ngừa sau khi hiến máu tay bị bầm tím. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn tăng cường thực phẩm giàu chất sắt, axit folic, protein và vitamin C. Sắt và folic giúp sản sinh hồng cầu, protein cung cấp năng lượng, vitamin C giúp hấp thụ sắt.
Thực phẩm nào tốt cho người mới hiến máu? Đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Bạn cũng nên uống 2 lít nước mỗi ngày, uống sữa hoặc nước trái cây. Nếu có thể, bạn nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng sắt và axit folic, vitamin và khoáng chất. Hãy lắng nghe cơ thể để xem có điều gì bất thường, chẳng hạn như khó thở, choáng váng, vã mồ hôi thì bạn đến gặp bác sĩ để thăm khám nhé!
Sau hiến máu, để tránh bị bầm tím tay hoặc mệt mỏi, bạn không nên thức khuya, không làm việc quá sức hoặc vận động cường độ cao. Trong vòng 4 giờ đầu, bạn nói không với thuốc lá. Các chất kích thích như cà phê, nước trà đặc, rượu bia, nước ngọt có ga cũng không nên uống. Hạn chế thực phẩm dầu mỡ, tránh để cholesterol có hại gây cản trở quá trình sản sinh hồng cầu.
Những giải đáp trên đã giúp bạn biết nguyên nhân và cách xử lý việc sau khi hiến máu tay bị bầm tím. Hiến máu là hoạt động nhân đạo mang tới nhiều lợi ích cho cộng đồng và cho sức khỏe của chính người hiến. Bạn xem thêm thông tin hiến máu có tốt không để hiểu rõ hơn về lợi ích khi hiến máu nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.