Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Sâu răng nặng là gì? Cách trị sâu răng nặng hiệu quả

Ngày 30/05/2023
Kích thước chữ

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng rất phổ biến. Sâu răng có nhiều mức độ từ sâu răng nhẹ đến sâu răng nặng. Vậy làm thế nào để biết mình có bị sâu răng nặng hay không? Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Sâu răng nặng là thế nào là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi ngoài việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, sâu răng còn có thể gây hại đến cơ thể. 

Dấu hiệu nhận biết tình trạng sâu răng nặng 

Sâu răng thực chất là tình trạng trên bề mặt răng xuất hiện những mảng đen bất thường, răng bị ăn mòn để lộ những lỗ sâu nhiều kích cỡ khác nhau. Tình trạng sâu răng nặng có thể nhận biết đơn giản thông qua việc ăn uống hằng ngày hoặc nhìn nhận bằng mắt thường. 

Khi bị sâu răng, bạn sẽ thường có cảm giác ê buốt khó chịu ở răng khi ăn, uống thức ăn, đồ uống nóng, lạnh hoặc cay. Nếu tình trạng răng bị sâu nặng, bạn thậm chí còn cảm nhận sự khó chịu khi chải răng hằng ngày.

Sâu răng nặng là gì? Cách trị sâu răng nặng hiệu quả 1
Sâu răng nặng thường được phát hiện khi hình dáng, màu sắc răng đã bị biến đổi

Sâu răng nhẹ và sâu răng nặng đều gây nên những cơn đau răng bất thường. Đôi khi bạn sẽ thấy cảm giác nhức răng nhói lên, duy trì trong một vài phút hoặc lâu hơn là vài giờ. Khi bị sâu răng nặng, các cơn đau răng có thể kéo dài đến vài ngày, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. 

Theo các bác sĩ nha khoa cho hay, khi bạn có thể nhận thấy sâu răng thông qua quan sát, đây là lúc tình trạng sâu răng đã trở nặng. Nguyên nhân là vì vi khuẩn gây sâu răng thường phát triển từ dưới bề mặt răng, phá hủy dần dần lên bề mặt răng nên khi phát hiện sâu răng nặng, tức là men răng đã bị phá hủy nghiêm trọng, hình thành các mảng bám đen trên răng

Nếu sâu răng nặng không được phát hiện và điều trị sớm rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng đau buốt răng, ê buốt răng mỗi khi ăn uống, cản trở việc sinh hoạt, ăn uống bình thường. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu sâu răng nặng bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của nha sĩ. 

Nguyên nhân gây sâu răng nặng

Sau khi giải đáp câu hỏi sâu răng nặng là thế nào, bạn cũng nên biết những nguyên nhân gây sâu răng để từ đó thay đổi thói quen sống, tránh làm những răng còn lại cũng bị sâu. Thực chất, sâu răng nặng được hình thành từ nhiều tác nhân khác nhau, cụ thể như:

Tác động của thức ăn

Trước khi tìm hiểu bị sâu răng nặng phải làm sao, bạn cũng cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Một trong những lý do chính khiến vi khuẩn xâm nhập vào chân răng và gây sâu là do thức ăn. Những loại thức ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ hoặc tinh bột là tác nhân hàng đầu gây nên hiện tượng sâu răng. 

Vi khuẩn gây sâu răng

Loại vi khuẩn gây nên đa số các ca sâu răng và sâu răng nặng là vi khuẩn Streptococcus Mutans được lên men từ chính những phân tử đường bột, hình thành các axit lactic và ngấm dần vào các vết nứt trên bề mặt răng và gây sâu răng. Đây chính là lý do vì sao ăn nhiều thực phẩm chứa đường và tinh bột lại dễ khiến răng bị sâu. 

Sâu răng nặng là gì? Cách trị sâu răng nặng hiệu quả 2
Tác động từ vi khuẩn gây hại dẫn đến sâu răng nặng

Kết cấu răng

Khả năng bị sâu răng nặng cũng chịu ảnh hưởng từ chính kết cấu tự nhiên của răng. Với những người có kết cấu răng chắc khỏe, không có vết nứt trên bề mặt răng thì nguy cơ bị sâu răng thường thấp hơn người có sẵn các vết nứt, vỡ ở bề mặt răng. Thông qua những vết nứt, vỡ này mà vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập dễ dàng, từ đó sinh sôi, phát triển ngày một nhiều hơn, thậm chí ảnh hưởng đến cả những răng xung quanh. 

Vệ sinh răng miệng

Cách chăm sóc răng miệng hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến việc răng có bị sâu nặng hay không. Khi răng không được làm sạch thường xuyên, đều đặn là khi vi khuẩn có điều kiện phát triển, sinh sôi mạnh mẽ, gây nguy cơ sâu răng nặng tăng cao. 

Bị sâu răng nặng phải làm sao? 

Cách trị sâu răng nặng phổ biến hiện nay gồm có 3 phương pháp: Hàn trám răng, bọc răng sứ và trồng răng implant. Thông thường, sâu răng nặng khá khó phát hiện và lúc phát hiện, tình trạng sâu đã khá nghiêm trọng.

Hàn trám răng

Phương pháp hàn trám răng được áp dụng phổ biến với tình trạng sâu răng nặng, răng bị sứt mẻ hoặc vỡ do tác động mạnh. Có rất nhiều vật liệu được dùng để thực hiện trám răng nhưng phổ biến hàng đầu là hợp chất composite vì có cùng màu với răng, tăng tính thẩm mỹ so với các chất liệu khác.

Bọc răng sứ

Khi bị sâu răng nặng bạn có thể lựa chọn phương pháp bọc răng sứ để phục hình cho răng, hạn chế tình trạng sâu lan rộng hơn. Khi răng bị sâu quá nặng, đặc biệt là răng hàm, kết cấu và hình dạng răng thường bị biến đổi rất nhiều gây ảnh hưởng đến khả năng cắn, nhai thức ăn. Lúc này, bọc răng sứ là phương án hiệu quả giúp răng khôi phục hình dáng ban đầu, đồng thời cũng bảo vệ những phần răng còn lại khỏi vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng nặng.

Trồng răng implant

Trường hợp bị sâu răng nặng kèm với nhiễm trùng và hủy hoại chân răng đến mức không thể bảo tồn, việc áp dụng biện pháp trồng răng implant là điều cần thiết. Bác sĩ sẽ thực hiện nhổ bỏ răng bị sâu nặng, vệ sinh chân răng cẩn thận và trồng lại răng mới để không làm ảnh hưởng đến chức năng cắn, nhai của răng, đồng thời không làm xô lệch do mất răng. 

Sâu răng nặng là gì? Cách trị sâu răng nặng hiệu quả 3
Trồng răng implant được áp dụng khi sâu răng nặng không thể phục hồi

Phương pháp trồng răng implant hiện nay đã phát triển rất tiên tiến, hiện đại, khắc phục được đa số nhược điểm nên tương đối an toàn và hiệu quả khi sử dụng để thay thế răng tự nhiên. Chi phí trồng răng implant tại nhiều cơ sở nha khoa uy tín được cân đối, không quá cao, thích hợp cho mọi đối tượng bị sâu răng nặng, kể cả trẻ em và người lớn tuổi. 

Bài viết trên đây là những chia sẻ từ Nhà thuốc Long Châu về sâu răng nặng, hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn sâu răng nặng là thế nào cũng như khi bị sâu răng nặng phải làm sao.

Ngoài điều trị những răng đã bị sâu, bạn cần thiết lập thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng phù hợp để bảo vệ những răng chưa bị sâu bởi răng tự nhiên khỏe mạnh vẫn luôn tốt hơn rất nhiều những chiếc răng bị sâu hoặc răng nhân tạo, răng đã bọc sứ. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin