Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Răng - Hàm - Mặt/
  4. Viêm, đau răng

Đau răng là gì? Nguyên nhân và nguyên tắc điều trị, phòng ngừa

Bác sĩPĂNG TING K'LiNa

Đã kiểm duyệt nội dung

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêm chủng, bác sĩ luôn tận tâm trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hiện tại, bác sĩ đang giữ vai trò bác sĩ Trưởng Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Đau răng là những cơn đau xuất hiện trong và xung quanh răng, thường gặp ở những bệnh nhân vệ sinh răng miệng kém. Cơn đau có thể thoáng qua hoặc kéo dài liên tục nhiều ngày, xảy ra sau khi vùng nướu răng bị kích thích (ví dụ như ăn uống thực phẩm nóng, lạnh hoặc ngọt; nhai thức ăn, đánh răng...).

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm, đau răng

Đau răng là gì?

Đau răng là tình trạng đau nhức, ê buốt xuất hiện bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng do các dây thần kinh ở tuỷ răng bị kích thích. Cơn đau răng có thể xuất hiện theo từng cơn hoặc kéo dài liên tục, cần hoặc không cần yếu tố kích hoạt. Những cơn đau nhức nhẹ do nướu bị kích ứng có thể điều trị tại nhà và tự khỏi. Tuy nhiên, đối với các cơn đau nghiêm trọng hơn cần phải được chăm sóc y khoa ngay để tránh tiến triển nặng hơn.

Triệu chứng viêm, đau răng

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau răng

Triệu chứng của đau răng:

  • Đau răng có thể buốt, nhói hoặc liên tục. Ở một số người, cơn đau chỉ xuất hiện khi có áp lực đè lên răng (khi cắn vào vật gì đó);
  • Sưng quanh răng;
  • Sốt hoặc nhức đầu;
  • Dịch chảy ra có mùi hôi từ răng bị nhiễm trùng;
  • Có mùi hôi từ miệng.
  • Triệu chứng của biến chứng do đau răng:
  • Áp xe răng, viêm xoang: Đau mặt, sưng tấy, hoặc cả hai;
  • Nhiễm trùng khoang dưới lưỡi đau dưới lưỡi: Khó nuốt và nhô cao hoặc nhô ra của lưỡi;
  • Viêm xoang: Đau khi gập người về phía trước;
  • Huyết khối xoang hang: Đau đầu quanh hốc mắt, sốt và các triệu chứng thị lực;
  • Dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý (Red flags):
  • Đau đầu;
  • Sốt;
  • Sưng hoặc căng sàn miệng;
  • Các bất thường thần kinh sọ.

Tác động của đau răng đối với sức khỏe

Gây cảm giác khó chịu, đau đớn.

Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày như ăn uống không ngon miệng, khó tập trung vào công việc...

Có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm tính mạng.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh đau răng

Hiếm gặp:

Viêm xoang do nhiễm trùng răng hàm trên không được điều trị: Cơn đau do nhiễm trùng xoang xuất phát từ các răng không bị bệnh gần xoang gây ra sự nhầm lẫn trong chẩn đoán.

Huyết khối xoang hang hoặc Viêm tấy lan toả và hoại tử ở sàn miệng - Ludwig's angina (nhiễm trùng khoang dưới hàm) là những tình trạng cấp tính, đe doạ tính mạng và cần được can thiệp ngay lập tức.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân viêm, đau răng

Nguyên nhân dẫn đến đau răng

Các nguyên nhân phổ biến nhất của đau răng có thể được phân loại là:

  • Áp-xe quanh cuống răng;
  • Viêm nha chu;
  • Sâu răng (nhạy cảm với men răng): Đau sau bị kích thích do ăn thức ăn nóng lạnh ngọt, đánh răng...
  • Gãy thân răng;
  • Viêm tuỷ răng không hồi phục hoặc có hồi phục;
  • Viêm quanh răng do mọc hoặc răng số 8 (răng khôn) đâm phải;
  • Tổn thương tuỷ răng do chấn thương;
  • Mọc răng;
  • Gãy chân răng theo chiều dọc;
  • Viêm xoang.
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm, đau răng

Nguyên nhân gây đau răng?

Nếu bạn bị đau răng, nguyên nhân có thể do áp xe quanh cuống răng, viêm nha chu, sâu răng hoặc gãy thân răng. Đau cũng có thể do viêm tủy răng, viêm quanh răng (như khi răng khôn mọc), tổn thương tủy răng do chấn thương, mọc răng, gãy chân răng hoặc viêm xoang. Để xác định nguyên nhân chính xác, bạn nên đến gặp nha sĩ để thăm khám chính xác.

Xem thêm chi tiết: Đau răng ở người già là do đâu?

Làm thế nào để giảm đau răng ngay lập tức?

Nhổ răng có hết đau răng không?

Làm sao để phòng ngừa đau răng?

Đau răng có điều trị dứt điểm được không?

Hỏi đáp (0 bình luận)