Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Sau sinh ăn rau răm có mất sữa không? Một số vị thuốc lợi sữa cho mẹ

Thị Thu

28/04/2025
Kích thước chữ

Sau sinh, chế độ ăn uống của mẹ bỉm sữa rất được quan tâm vì có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé. Trong số các loại rau gia vị quen thuộc, nhiều người thắc mắc liệu ăn rau răm có mất sữa không. Đây là vấn đề khiến không ít mẹ lo lắng khi lựa chọn thực phẩm hàng ngày.

Sau sinh, nhiều mẹ truyền tai nhau rằng ăn rau răm có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa. Vậy thực hư việc ăn rau răm có mất sữa không? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về việc ăn rau răm có mất sữa không, bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để mẹ chăm sóc sức khỏe tốt hơn trong giai đoạn cho con bú.

Sau sinh, mẹ bỉm sữa có nên ăn rau răm không?

Rau răm mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe, tuy nhiên với mẹ sau sinh, việc ăn rau răm cần phải thật cẩn trọng. Mẹ chỉ nên dùng với lượng nhỏ, ăn đúng cách và vào thời điểm phù hợp, tuyệt đối không nên lạm dụng. Thực tế, có mẹ sau sinh ăn rau răm vẫn ổn, nhưng cũng có những trường hợp cần hạn chế hoặc tránh hoàn toàn, chẳng hạn:

  • Mẹ vừa hồi phục kỳ kinh nguyệt hoặc đang trong ngày "đèn đỏ": Ăn rau răm lúc này có thể gây rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, chậm kinh, thậm chí mất kinh.
  • Mẹ đang trong giai đoạn sản dịch: Tiêu thụ rau răm có thể khiến sản dịch ra lâu hơn, làm chậm quá trình hồi phục.
  • Phụ nữ sau sinh bị gầy yếu, cơ địa nóng trong: Rau răm có tính ấm, dễ làm cơ thể nóng hơn, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sau sinh ăn rau răm có mất sữa không? Một số vị thuốc lợi sữa cho mẹ 1
Rau răm có lợi cho sức khỏe nhưng mẹ sau sinh cần thận trọng khi sử dụng

Ngoài ra, rau răm thường được dùng dưới dạng sống, tiềm ẩn nguy cơ đưa hàn khí vào cơ thể. Đối với phụ nữ sau sinh, ăn thực phẩm sống không chỉ gây hại cho hệ tiêu hóa còn yếu mà còn làm chậm quá trình phục hồi, dễ gây đầy bụng và khó tiêu. Đặc tính ấm của rau răm cũng có thể làm tình trạng táo bón, đau bụng sau sinh trở nên trầm trọng hơn.

Ăn rau răm có mất sữa không?

Nếu bạn đang bối rối với câu hỏi ăn rau răm có mất sữa không, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn. Từ lâu, dân gian đã lưu truyền rằng một số loại thảo mộc và rau gia vị có thể làm giảm lượng sữa mẹ, thậm chí giúp "cai sữa" tự nhiên. Rau răm cũng nằm trong danh sách những loại rau được nhắc đến với công dụng này. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu ăn nhiều rau răm, lượng sữa mẹ có thể giảm đi rõ rệt, dù thực tế không phải mẹ nào cũng gặp phải tình trạng này. Vậy ăn rau răm có mất sữa không thực sự?

Hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định việc ăn rau răm sẽ gây mất sữa mẹ. Tuy nhiên, vì rau răm không phù hợp với tất cả phụ nữ sau sinh, những ai thuộc nhóm được khuyến cáo kiêng loại rau này nên thận trọng, chỉ dùng rất ít hoặc tốt nhất nên hạn chế.

Sau sinh ăn rau răm có mất sữa không? Một số vị thuốc lợi sữa cho mẹ 2
Ăn rau răm có mất sữa không là câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ bỉm

Những thực phẩm giúp lợi sữa cho mẹ sau sinh?

Đối với các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và tăng cường nguồn sữa. Mẹ nào cũng muốn biết nên ăn gì, uống gì để sữa về nhiều, đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm giúp lợi sữa cho mẹ:

Cây diệp hạ châu

Diệp hạ châu, còn được gọi với tên quen thuộc là cây chó đẻ răng cưa, thường mọc hoang dại ở nhiều vùng trên cả nước. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là toàn cây.

Loại cây này có công dụng thanh nhiệt, làm mát máu, hỗ trợ lợi tiểu và thúc đẩy việc tiết sữa. Diệp hạ châu đặc biệt thích hợp với những trường hợp mẹ bị tắc tia sữa do viêm tuyến vú. Mỗi ngày có thể dùng từ 20 - 40g cây tươi, sao vàng hạ thổ, rồi sắc lấy nước uống đặc.

Sau sinh ăn rau răm có mất sữa không? Một số vị thuốc lợi sữa cho mẹ 3
Ăn rau răm có mất sữa không là câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ

Trâu cổ

Trâu cổ, còn được biết đến với tên gọi cây xộp, và hạt của cây thường được gọi là vương bất lưu hành.

  • Hỗ trợ tăng tiết sữa: Có thể kết hợp trâu cổ với bồ công anh để sắc lấy nước uống, hoặc nấu cùng móng giò heo, dùng vài lần mỗi tuần.
  • Khi bị tắc tia sữa: Dùng 40g quả trâu cổ, thêm mỗi loại 15g lá mua và bồ công anh, sắc lấy nước uống. Đồng thời, giã nát lá bồ công anh với ít giấm thanh, sao nóng rồi đắp trực tiếp lên đầu vú để hỗ trợ thông tia sữa.

Thông thảo

Thông thảo là loại cây mọc tự nhiên ở những vùng núi cao, ẩm ướt như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Hà Giang. Cây có vị ngọt, tính mát nhẹ, với công dụng nổi bật là lợi tiểu, thanh nhiệt và hỗ trợ tăng tiết sữa mẹ.

Nước ép hoa quả

Sinh tố và nước ép từ các loại trái cây tươi như bưởi, cam, quýt, đu đủ, nho, thanh long,... là nguồn bổ sung dồi dào các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, B1, B2, B3, canxi, sắt, chất xơ, kali, magie. Những dưỡng chất này không chỉ giúp mẹ sau sinh nhanh chóng phục hồi sức khỏe (hỗ trợ cầm máu sau sinh, cải thiện tiêu hóa, tăng cường tạo hồng cầu, bổ sung năng lượng) mà còn giúp nguồn sữa mẹ thêm thơm ngon, giàu dinh dưỡng, rất có lợi cho sự phát triển toàn diện của bé yêu.

Ngoài việc làm nước ép hay sinh tố, mẹ cũng có thể ăn trực tiếp những loại trái cây này mỗi ngày để nhận được những lợi ích tuyệt vời.

Nước vừng đen

Vừng đen là một trong những vị thuốc quý trong Đông y, với tính bình và vị ngọt. Việc sử dụng vừng đen đều đặn có thể giúp bổ dưỡng huyết, tăng cường chức năng ngũ tạng, nhuận tràng, sáng mắt, đen tóc, làm đẹp da, và đặc biệt là hỗ trợ lợi sữa cho phụ nữ sau sinh đang cho con bú.

Nước rau má

Nước rau má là một thức uống lợi sữa tuyệt vời mà các mẹ không nên bỏ qua. Ngoài công dụng giúp lợi sữa, rau má còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp mẹ sau sinh cảm thấy khỏe mạnh hơn và có làn da hồng hào, tươi sáng.

Sau sinh ăn rau răm có mất sữa không? Một số vị thuốc lợi sữa cho mẹ 4
Nước rau má là một thức uống lợi sữa tuyệt vời mà các mẹ không nên bỏ qua

Như vậy, câu hỏi liệu ăn rau răm có mất sữa không vẫn chưa có kết luận khoa học rõ ràng. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý sử dụng loại rau này một cách hợp lý và chỉ trong trường hợp không có tác dụng phụ. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định thêm rau răm vào chế độ ăn uống sau sinh. Việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào và chất lượng, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Rau răm