Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rau răm là gia vị thường gặp trong một số món ăn Việt Nam. Nhiều người thắc mắc tới tháng ăn rau răm có sao không?
Bên cạnh tác dụng tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn, rau răm còn được sử dụng như một bài thuốc trị một số bệnh như: Đầy hơi, tiêu chảy, viêm lỗ chân lông,... Thế nhưng, rau răm cũng là thực phẩm có thể gây hại với một số đối tượng. Cùng tìm hiểu ngay: “Tới tháng ăn rau răm có sao không?” qua bài viết dưới đây!
Trên mạng xã hội, nhiều người bảo nhau ăn rau răm để kỳ kinh nguyệt nhanh hết. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người băn khoăn: “Tới tháng ăn rau răm có sao không?”. Vậy cụ thể thực hư của chuyện này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Theo lời khuyên của các bác sĩ, phụ nữ tới tháng không nên ăn rau răm. Đặc biệt, những người hay bị đau bụng kinh thì càng nên cẩn thận với loại cây này. Lý do là vì rau răm có tính hàn, sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt. Ăn quá nhiều rau răm, chị em có thể bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh và nghiêm trọng hơn là tắc vòi trứng, vô sinh.
Không chỉ thắc mắc: “Tới tháng ăn rau răm có sao không?”, nhiều chị em phụ nữ cũng băn khoăn về những tác hại khi ăn quá nhiều rau răm tới sức khỏe. Ngoài gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, ăn quá nhiều rau răm hàng ngày còn gây nên một số vấn đề ở cả nam và nữ như:
Ngày đèn đỏ là khoảng thời gian khiến chị em luôn cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, việc chăm sóc cơ thể trong những ngày này là điều cần được đặc biệt quan tâm. Bên cạnh các phương pháp như xoa bóp, chườm nóng, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng có thể giảm bớt khó chịu. Dưới đây là một số thực phẩm nên bổ sung khi đến tháng. Đó là:
Sắt đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của con người. Khoáng chất này có nhiều trong hồng cầu. Khi đến ngày đèn đỏ, việc mất máu sẽ làm suy giảm lượng sắt trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,... Vì vậy, việc bổ sung thực phẩm giàu chất sắt và vitamin như súp lơ xanh sẽ giúp giảm đau bụng kinh, đào thải độc tố.
Ngải cứu từ lâu đã là một bài thuốc dân gian được nhiều người khuyên dùng để giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt. Lý do là vì ngải cứu có tính ấm, có khả năng thúc đẩy tuần hoàn và lưu thông máu. Đây chính là “vị cứu tính” của phái nữ khi đến ngày đèn đỏ. Bạn có thể uống nước ngải cứu, dùng ngải cứu để chườm nóng hoặc ăn những món ăn được chế biến từ loại rau này.
Một thực phẩm khác cũng có tính ấm và gia vị cay nồng đặc trưng được sử dụng để trị đau bụng kinh là gừng. Khi tới tháng, các cơ ở tử cung và khu vực bụng dưới sẽ co thắt mạnh gây nên cơn đau dữ dội. Trong khi gừng tươi có khả năng giảm căng cơ, hỗ trợ lưu thông máu, mang lại cảm giác thoải mái. Ngoài tắm bằng nước gừng ấm, bạn có thể uống trà gừng mật ong khi tới tháng.
Theo Đông y, rau mùi tây có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt. Đây là loại thảo mộc có hương thơm dễ chịu và khả năng làm ấm cơ thể, nên sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho chị em vào những ngày đèn đỏ. Vì thế, thay vì lạm dụng các loại thuốc giảm đau, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian từ rau mùi tây.
Chuối là loại trái cây vô cùng quen thuộc và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chuối cũng có khả năng giảm hiện tượng chuột rút, tác nhân gây nên cơn đau bụng kinh khi tới tháng. Trong chuối chứa hàm lượng lớn vitamin B6 và kali, không chỉ hạn chế tối đa co thắt tử cung mà còn giảm chướng bụng. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều chuối vì loại quả này chứa nhiều đường.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ không còn băn khoăn: “Tới tháng ăn rau răm có sao không?”. Từ đó, bạn có thể xây dựng được chế độ ăn phù hợp với giai đoạn nhạy cảm của bản thân.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.