Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh thủy đậu là bệnh có tỷ lệ lây lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch, đặc biệt là đối với trẻ em. Bệnh thường gây ra sốt, mệt mỏi, ban phỏng trên da, thậm chí là để lại sẹo. Vì vậy, tìm hiểu về bệnh thủy đậu là rất cần thiết để nhận dạng và có cách phòng ngừa, điều trị phù hợp cho chính bạn và cho cả gia đình.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn My - Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm - hiện công tác tại trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Bác sĩ Nguyễn Văn My đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Hiện Bác sĩ Nguyễn Văn My đồng thời cũng là Nghiên Cứu Sinh chuyên ngành Y học Lâm sàng các Bệnh Nhiệt đới, tại Đại học Mahidol, Vương quốc Thái Lan.
Các dấu hiệu và biểu hiện triệu chứng điển của bệnh Thủy đậu:
Giai đoạn ủ bệnh: Dao động từ 10 - 21 ngày, thường 14 - 17 ngày.
Giai đoạn tiền triệu: Thường kéo dài 1 - 2 ngày trước khi xuất hiện ban. Người bệnh mệt mỏi, sốt từ 37,8° - 39,4°C kéo dài 3 - 5 ngày.
Lưu ý: Người suy giảm miễn dịch, cả trẻ em và người lớn, nhất là người bệnh ung thư máu thường có nhiều tổn thương hơn, có xuất huyết ở nền nốt phỏng, tổn thương lâu liền hơn so với người không suy giảm miễn dịch. Người suy giảm miễn dịch cũng có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng nội tạng (xuất hiện ở 30 - 50% số ca bệnh); tỷ lệ tử vong có thể lên tới 15% khi không có điều trị kháng virus.
Tác nhân gây thủy đậu là virus Herpes zoster (Tuýp hay Loại 3 của vi rút Herpes), thuộc họ Herpesviridae. Virus thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp. Nguồn lây lớn nhất là người bị thủy đậu. Trong đó, người bệnh có khả năng lây cho người khác khoảng 48 giờ trước khi xuất hiện ban, trong giai đoạn phát ban (thường kéo dài 4 - 5 ngày) và cho đến khi ban đóng vảy.
Cho tới hiện tại, Y văn trên thế giới chưa ghi nhận thủy đậu gây vô sinh ở cả Nam và Nữ giới.
Khi bị bệnh thủy đậu, không cần phải kiêng, tuy nhiên lưu ý là trong quá trình sinh hoạt, các sang thương trên da dễ bị tổn thương, vỡ từ đó dễ gây biến chứng bội nhiễm.
Biến chứng bội nhiễm vi khuẩn các nốt ban, thường liên quan đến tụ cầu vàng hoặc liên cầu gây mủ thì dễ để lại sẹo trên da.
Để giảm ngứa khi bị thủy đậu, có thể áp dụng những phương pháp sau:
Điều trị thuốc kháng histamine nếu người bệnh ngứa tại nơi tổn thương da.
Chăm sóc các tổn thương da: Làm ẩm tổn thương trên da hàng ngày, bôi thuốc chống ngứa tại chỗ, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn bằng thuốc sát khuẩn tại chỗ (như các thuốc chứa muối nhôm acetat).
Chưa có các dữ liệu nghiên cứu khoa học về các phương pháp này, do đó không có bằng chứng về hiệu quả.
Phòng ngừa đặc hiệu:
Phòng ngừa không đặc hiệu:
Theo thông tin của các nhà sản xuất vắc xin thì sau tiêm 2 mũi, tỷ lệ tạo chuyển đổi huyết thanh bằng xét nghiệm Miễn dịch huỳnh quang, tại thời điểm 6 tuần, sau tiêm liều 2 đạt 99,9 % tới 100 % lần lượt với Varivax (Hãng MSD Hoa Kỳ) và Varilix (Hãng GSK - Anh), đồng thời hiệu lực bảo vệ còn được kéo dài trong nhiều năm tiếp theo.
Do liên quan đến yếu tố đạo đức nghiên cứu, nên các vắc xin này chưa được thực hiện trên phụ nữ mang thai, cũng như phụ nữ cho con bú, vì vậy chưa có dữ liệu về tính an toàn. Bởi vậy không có chỉ định tiêm vắc xin Thủy đậu trên cả hai nhóm phụ nữ này.
Trên đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh thủy đậu, hy vọng những giải đáp từ bác sĩ Nguyễn Văn My có thể giúp bạn và gia đình phòng ngừa và có cách xử trí phù hợp khi mắc bệnh thủy đậu!
Bác sĩ Nguyễn Văn My