Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ bị thủy đậu nên kiêng gì để mau chóng khỏi bệnh?

Ngày 24/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thủy đậu, một bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Khi trẻ bị thủy đậu, việc chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng để giảm thiểu biến chứng và đảm bảo quá trình hồi phục nhanh chóng. Vậy trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng gì để mau chóng khỏi bệnh?

Khi trẻ bị thủy đậu, việc kiêng cữ đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục. Các bậc cha mẹ cần nắm rõ những điều cần tránh để giúp con mình giảm thiểu khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về trẻ bị thủy đậu nên kiêng gì, từ thực phẩm, thói quen sinh hoạt đến các biện pháp vệ sinh hàng ngày, nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tối ưu.

Trẻ bị thủy đậu nên kiêng gì trong thực phẩm?

Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, để giúp con mau khỏi bệnh và nhanh lành các vết thương, cha mẹ cần lưu ý kiêng một số loại thực phẩm. Những thực phẩm này có thể tăng kích ứng trên cơ thể, cản trở quá trình hồi phục da, khiến bệnh lâu khỏi hơn và khó chữa sẹo thủy đậu về sau. Các loại thực phẩm trẻ bị thủy đậu nên kiêng bao gồm:

  • Thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, ngỗng, lươn: Những loại thịt này có thể khiến trẻ ngứa ngáy và làm bệnh tình trở nặng hơn.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Các món chiên, xào, rán, đồ ăn nhanh và mỡ động vật dễ gây nóng trong người, làm da tăng tiết mồ hôi và nhờn, tạo điều kiện cho vi rút phát triển mạnh, khiến viêm nhiễm nghiêm trọng hơn và hình thành các vết sẹo khó lành.
  • Hải sản và thực phẩm tanh: Tôm, cua, cá, hải sản các loại, thịt gà và thịt bò dễ gây kích ứng da, kéo dài quá trình hồi phục và gây thâm sẹo khó chữa.
  • Gạo nếp: Các món ăn từ gạo nếp như xôi có thể khiến các bọng mủ trên cơ thể trở nặng hơn.
  • Chế phẩm từ sữa: Kem, bơ, phô mai,... kích thích tăng tiết dịch nhờn trên da, làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
  • Hạt trái cây và hạt sấy khô: Không nên cho trẻ ăn các loại hạt này trong thời gian mắc bệnh.
  • Trái cây giàu axit: Cam, chanh, vải, long nhãn, mận, xoài chín, mít, hồng, anh đào gây kích ứng da.
  • Đồ cay nóng: Nếu trẻ bị nổi mụn trong xoang miệng, hạn chế cho ăn đồ cay nóng.
  • Gia vị cay nóng: Gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, ớt, hạt tiêu, thì là, cà ri, mù tạt, rau mùi,...
  • Rau muống và các hạt nhiều chất béo: Hạt dẻ, đậu phộng rang, hạt dưa rang, đậu chiên,...
  • Thức ăn mặn: Các món kho nhiều muối khiến cơ thể nhanh mất nước và tăng tình trạng ngứa ngáy.
Hải sản là câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng gì
Hải sản là một trong những đáp án cho thắc mắc trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng gì

Việc kiêng cữ đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa sẹo và hỗ trợ quá trình hồi phục của trẻ.

Trẻ bị thủy đậu nên kiêng gì trong những hoạt động xung quanh?

Bên cạnh việc kiêng cữ các loại thực phẩm ở trên, khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà, bố mẹ cũng nên lưu ý các điều sau:

  • Hạn chế đến những nơi đông người, cách ly trẻ mắc bệnh tại nhà: Thủy đậu là một bệnh lý có khả năng lây lan nhanh chóng và có nguy cơ bùng phát thành dịch cao nếu không được kiểm soát kịp thời. Vì vậy, trẻ mắc bệnh thủy đậu nên được cách ly tại nhà. Trong trường hợp bắt buộc phải đến những nơi đông người, trẻ cần thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc như đeo khẩu trang.
  • Kiêng gãi, chà xát, sờ hay tác động đến nốt thủy đậu: Sự xuất hiện của các nốt thủy đậu gây ra tình trạng ngứa, nhưng bố mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ gãi hay tác động đến chúng. Khi các nốt mụn nước này vỡ ra và không được xử lý đúng cách, dịch tiết từ nốt thủy đậu có thể lan ra các vùng da khác, gây nhiễm trùng và để lại sẹo. Một số biện pháp có thể áp dụng để ngăn trẻ gãi và gây tổn thương da gồm cắt ngắn và giữ sạch móng tay, đeo găng tay, thoa kem dưỡng da phù hợp, mặc quần áo bằng cotton mềm nhẹ và thấm hút tốt, thường xuyên thay ga giường và vệ sinh môi trường sống.
  • Không dùng chung đồ với trẻ mắc bệnh: Đồ cá nhân như quần áo, khăn mặt của trẻ mắc bệnh cần được giặt riêng, khử khuẩn và phơi nắng cẩn thận. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng lây lan bệnh cho người thân và bạn bè của trẻ.
  • Không kiêng tắm: Nhiều phụ huynh có quan niệm kiêng nắng và kiêng gió, nhưng điều này không giúp điều trị thủy đậu ở trẻ mà còn khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Việc tắm bằng nước ấm và vệ sinh cơ thể hàng ngày sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy do thủy đậu gây ra.
Không dùng chung đồ với trẻ mắc bệnh
Không dùng chung đồ với trẻ mắc bệnh

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu cho trẻ em

Tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc xin thủy đậu theo khuyến cáo của Bộ Y tế là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh này. Hiện nay, có 3 loại vắc xin thủy đậu với liều lượng dùng khác nhau, bao gồm:

  • Vắc xin Varivax (Mỹ): Dùng cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi, khoảng cách giữa hai mũi tiêm ít nhất là 3 tháng, và mũi thứ hai nên được tiêm khi trẻ từ 4-6 tuổi. Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên, khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 1 tháng.
  • Vắc xin Varicella (Hàn Quốc): Đối tượng và liều lượng sử dụng giống với vắc xin Varivax.
  • Vắc xin Varilrix (Bỉ): Dùng cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. Khoảng cách giữa hai mũi tiêm ít nhất là 1 tháng, không tiêm mũi thứ hai trước 4 tuần trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Cần tiêm ngừa thủy đậu cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ
Cần tiêm ngừa thủy đậu cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ

Ngoài việc tiêm phòng, bố mẹ cũng cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa thủy đậu cho trẻ như:

  • Tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Tránh đến những khu vực có dịch bệnh bùng phát.
  • Thông báo cho trường học và cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà khi phát hiện trẻ bị bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn.
  • Không dùng chung các đồ dùng cá nhân của trẻ đang bị bệnh với người khác.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý.
  • Dọn dẹp môi trường sống để đảm bảo thông thoáng và gọn gàng.

Trẻ bị thủy đậu nên kiêng gì luôn là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu. Qua những chia sẻ trên, hy vọng quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về cách chăm sóc và điều trị bệnh thủy đậu tại nhà. Đa số trẻ chỉ mắc bệnh duy nhất một lần trong đời, nhưng trong một số trường hợp, trẻ có thể tái nhiễm với mức độ nguy hiểm hơn. Do đó, mặc dù trẻ đã được chữa khỏi thủy đậu hoàn toàn, bố mẹ vẫn nên thực hiện các phương pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin