Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là như thế nào? Có nên thực hiện hay không?

Ngày 18/05/2022
Kích thước chữ

Sơ cứu đột qụy bằng kim là một trong những phương pháp sơ cứu được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Vậy thực hư hiệu quả của phương pháp này là như thế nào?

Dùng kim để sơ cứu đột quỵ là một phương pháp được rất nhiều người truyền tai nhau nghe. Bên cạnh việc nhiều người cho đây là 1 phương pháp tốt, nên thực hiện khi sơ cứu người đột quỵ thì cũng có khá nhiều nguồn thông tin trái chiều cho rằng không nên thực hiện phương pháp này. Vậy dưới cái nhìn y khoa thì có nên sơ cứu đột quỵ bằng kim hay không? Cùng tìm hiểu nhé!

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là như thế nào? Có nên thực hiện không?

Sơ cứu đột quỵ bằng kim được hiểu là khi bắt gặp 1 người đang có các dấu hiệu đột quỵ như: Khó nói, méo miệng, co giật, mắt mờ, khó uống nước,… thì bạn nên dùng 1 chiếc kim nhỏ để châm lên các đầu ngón tay, ngón chân của người bệnh. Tiếp đó, bạn dùng tay nặn ra 1 – 2 giọt máu tại các vị trí vừa dùng kim châm.

Tiếp đó, bạn dùng kim châm vào 1 bên dái tai bệnh nhân, mỗi bên 2 mũi cho đến khi máu chảy ra nhỏ giọt thì bệnh nhân sẽ tỉnh lại.

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là như thế nào? Có nên thực hiện hay không? Tuyệt đối không sơ cứu đột quỵ bằng kim châm.

Nhiều người cho rằng, cách làm này sẽ giúp người đang bị đột quỵ vượt qua “cửa tử” giúp họ dần tỉnh táo và trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn thì đây là việc làm hoàn toàn sai lầm, không có cơ sở khoa học.

Với những trường hợp người bệnh được mô tả bị bất tỉnh, sùi bọt mép, co quắt bàn tay được sơ cứu bằng kim châm lên đầu ngón tay sau đó người bệnh tỉnh dậy. Thì trên thực tế, đây không phải là hiệu quả của cách sơ cứu đột quỵ bằng kim châm mà chỉ đơn giản là diễn biến của một cơn động kinh đã kết thúc. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng giống như bị đột quỵ sau đó từ từ hồi phục lại ngay mà không cần áp dụng bất kỳ biện pháp sơ cứu nào.

Chính vì vậy, nếu bắt gặp một người bị đột quỵ bạn tuyệt đối không áp dụng cách sơ cứu bằng kim châm, tuyệt đối không áp dụng các biện pháp sơ cứu không có căn cứ khoa học vừa làm tăng nguy hiểm cho người bệnh và đồng thời làm lỡ thời điểm vàng cho việc cấp cứu.

Vậy có nên sơ cứu đột quỵ bằng kim không? Thì xin khẳng định là KHÔNG. Mọi người tuyệt đối không áp dụng cách làm này.

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là như thế nào? Có nên thực hiện hay không? Người bị đột quỵ cần được sơ cứu nhanh chóng và đúng cách.

Nên sơ cứu người đột quỵ như thế nào là đúng cách?

Thời điểm vàng sơ cứu đột quỵ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người bệnh, thậm chí quyết định đến tính mạng và cuộc sống sau này của người bệnh. Do đó, bạn cần sơ cứu người bị đột quỵ một cách nhanh chóng và chính xác. Vậy nên sơ cứu người bị đột quỵ như thế nào?

Ngay khi bắt gặp 1 người đột quỵ, đầu tiên bạn cần gọi điện ngay đến số điện thoại đường dây nóng của cơ quan y tế 115 để được hỗ trợ.

Trong thời gian chờ xe cứu thương tới, bạn nên dựa vào tình hình cụ thể của bệnh nhân mà có cách khắc phục phù hợp. Đầu tiên, bạn cần đảm bảo môi trường xung quanh bệnh nhân được thông thoáng, hạn chế tụ tập mọi người xung quanh, nên nới rộng quần áo để người bệnh dễ dàng hô hấp.

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là như thế nào? Có nên thực hiện hay không? 3 Hỗ trợ người bị đột quỵ nằm nghiêng để thông thoáng đường thở.

Tiếp đó, bạn nên đỡ cho người bệnh nằm nghiêng, tránh tình trạng bệnh nhân nằm ngửa sẽ rất dễ bị ho sặc, nôn trớ cản trở việc hô hấp.

Với trường hợp người bệnh bị đột quỵ đã bất tỉnh, bạn nên tiến hành thổi mồm hoặc ép lồng ngực, dùng hai tay ấn mạnh vào vùng gần tim để kích lại nhịp thở. Với những người bệnh còn tỉnh táo, bạn nên trò chuyện, hỏi han nhằm trấn an để họ bớt lo lắng, sợ hãi.

Trong suốt quá trình sơ cứu, tốt hơn hết bạn nên ghi nhớ các triệu chứng người bệnh gặp phải, các loại thuốc hoặc tình trạng bệnh lý họ đang gặp phải để mô tả cho bác sĩ, giúp ích cho việc cấp cứu sau này.

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là như thế nào? Có nên thực hiện hay không? 4 Chăm sóc sức khỏe ngay từ hôm nay để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

Với những người bị đột quỵ khi đang ở một mình thì tuyệt đối không tự ý di chuyển hay lái xe đến viện, mà cần gọi ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất và gọi điện cho người thân để được hỗ trợ. Việc tự ý di chuyển khi đang có dấu hiệu đột quỵ sẽ làm tăng nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là các bước sơ cứu đột quỵ đúng chuẩn y khoa được các bác sĩ khuyên mỗi người nên “thuộc lòng” để kịp thời can thiệp khi bản thân hay bắt gặp người khác bị đột quỵ. Bên cạnh việc thực hiện theo những cách trên, tránh xa các cách sơ cứu đột quỵ bằng kim hay tiêm thuốc, xoa bóp, châm cứu,…

Tốt hơn hết, với những người có nguy cơ cao bị đột quỵ nên phòng ngừa đột quỵ bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, hạn chế tối đa việc hút thuốc, không uống nhiều bia rượu, tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, hạn chế sử dụng chất đạm, chất béo, mặc ấm ngay khi trời chuyển lạnh,… là những cách bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ đột quỵ tốt nhất.

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ, do đó hãy tự bảo vệ và chăm sóc mình ngay từ hôm nay bạn nhé. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Lại Thảo

Nguồn: Tham Khảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.