Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và để lại nhiều di chứng nặng nề. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn đột quỵ có cứu được không? Yếu tố nào quyết định khả năng cứu sống người bệnh và cách nâng cao cơ hội sống sót cho người bệnh?
Đột quỵ là một trong những tình trạng y tế khẩn cấp nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều là “Đột quỵ có cứu được không?” và nếu có thì cơ hội phục hồi đến đâu? Nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, nhiều bệnh nhân đột quỵ đã được cứu sống và phục hồi tốt. Tuy nhiên, kết quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong bài viết dưới đây, Long Châu sẽ cùng bạn làm rõ.
Với thắc mắc này, câu trả lời là đột quỵ có thể cứu được nếu phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận chỉ 20 - 30% bệnh nhân đột quỵ đến viện trong "khung giờ vàng" - dưới 3 giờ từ khi xuất hiện triệu chứng. Tỷ lệ sống sót sau đột quỵ phụ thuộc vào loại đột quỵ, thời gian can thiệp và mức độ tổn thương não.
Can thiệp bằng thuốc tiêu sợi huyết (Alteplase) trong vòng 3 giờ đầu có thể làm tăng cơ hội hồi phục chức năng và giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp, theo khuyến cáo của AHA/ASA. Thủ thuật lấy huyết khối cơ học (thrombectomy) thực hiện trong 6 - 24 giờ giúp cứu sống 60 - 70% bệnh nhân, kể cả trường hợp nặng. Với đột quỵ xuất huyết não, phẫu thuật dẫn lưu máu sớm giúp giảm tỷ lệ tử vong từ 50% xuống 30%.
Đột quỵ là tình trạng cấp cứu y tế khẩn cấp, trong đó thời gian là yếu tố sống còn. Mỗi phút chậm trễ sẽ có khoảng 1,9 triệu tế bào thần kinh bị hủy hoại, làm giảm cơ hội phục hồi và tăng nguy cơ tử vong. Can thiệp trong 3 giờ đầu sau khi xuất hiện triệu chứng giúp tăng 30 - 50% cơ hội hồi phục. Trong khi can thiệp sau 4,5 - 6 giờ, nguy cơ di chứng nặng hoặc tử vong tăng đáng kể.
Tổn thương nhỏ, không ảnh hưởng vùng chức năng (như vận động, ngôn ngữ) có tiên lượng tốt, phục hồi nhanh. Tổn thương lớn hoặc ở vùng quan trọng (thân não, vỏ não) dù can thiệp kịp vẫn có nguy cơ tử vong hoặc tàn phế khá cao.
Bệnh nhân trẻ có khả năng phục hồi tốt hơn do mạch máu và não bộ dẻo dai. Bệnh nhân có bệnh nền như: Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim làm tăng nguy cơ biến chứng và giảm hiệu quả điều trị.
Bệnh nhân cần được chuyển ngay đến bệnh viện có đơn vị đột quỵ chuyên sâu, nơi áp dụng quy trình "Code Stroke" để rút ngắn thời gian chẩn đoán và điều trị. Tại đây, các kỹ thuật như chụp CT/MRI, xét nghiệm máu và can thiệp nội mạch được thực hiện đồng bộ. Các loại đột quỵ được chẩn đoán chính xác và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp giúp tăng cơ hội cứu sống bệnh nhân.
Đột quỵ có cứu được không đến đây bạn đã rõ. Vậy làm thế nào để tăng khả năng cứu sống người đột quỵ?
Để tăng khả năng cứu sống người bệnh, việc nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ là yếu tố then chốt. Quy tắc FAST đột quỵ (Face – méo mặt, Arm – yếu liệt tay chân, Speech – nói ngọng, khó phát âm, Time – gọi cấp cứu ngay) giúp mọi người dễ dàng ghi nhớ và phát hiện triệu chứng đột quỵ chỉ trong vài giây. Khi phát hiện người bệnh có một trong các dấu hiệu này, cần gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa đột quỵ trong vòng 1 giờ đầu là tốt nhất.
Những người xung quanh tuyệt đối không tự ý điều trị, không cho uống thuốc, không châm cứu hay để bệnh nhân tự di chuyển. Khi sơ cứu đột quỵ tại chỗ, người cấp cứu nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng để đảm bảo đường thở thông thoáng. Việc nới lỏng cổ áo, cà vạt, thắt lưng sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để nhẹ nhàng lấy đờm dãi sẽ giúp người bệnh thông thoáng đường thở.
Nếu bệnh nhân có biểu hiện co giật, không nên cố gắng mở miệng hay đặt bất kỳ vật gì vào miệng. Nếu người bệnh ngừng thở hoặc không có mạch, cần tiến hành hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực ngay lập tức.
Đột quỵ có cứu được không? Câu trả lời là có. Vậy khả năng phục hồi hoàn toàn sau khi bị đột quỵ thì sao? Khả năng phục hồi sau khi bị đột quỵ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có sự khác biệt lớn giữa các nhóm bệnh nhân.
Theo các nghiên cứu:
Một số sách giúp tăng khả năng phục hồi sau đột quỵ như:
Thời gian vàng để phục hồi chức năng là trong vòng 3 tháng đầu sau đột quỵ. Tốt nhất, bệnh nhân nên bắt đầu tập luyện ngay khi người bệnh ổn định về mặt y tế, thường là sau 24 - 48 giờ kể từ khi bị đột quỵ. Việc tập luyện sớm giúp hạn chế teo cơ, cứng khớp, loét tì đè và tăng khả năng lấy lại các chức năng đã mất.
Việc thực hiện các bài tập phục hồi chức năng đa dạng cũng vô cùng quan trọng:
Đột quỵ có cứu được không? Đột quỵ hoàn toàn có thể cứu được nếu được phát hiện sớm và cấp cứu, điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế chuyên sâu. Thời gian là yếu tố quyết định sống còn. Mỗi phút trôi qua đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hồi phục của người bệnh. Việc trang bị kiến thức nhận biết dấu hiệu đột quỵ, chủ động phòng ngừa và xử lý đúng cách sẽ giúp nâng cao cơ hội sống sót và giảm thiểu di chứng sau đột quỵ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.