Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sơ cứu đúng cách người bị chấn thương cột sống

Ngày 07/11/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong sơ cứu người bị chấn thương cột sống tuyệt đối không nên di chuyển nạn nhân nếu không thực sự cần thiết để tránh tổn hại thêm cho cổ và cột sống, gọi cấp

Trong sơ cứu người bị chấn thương cột sống tuyệt đối không nên di chuyển nạn nhân nếu không thực sự cần thiết để tránh tổn hại thêm cho cổ và cột sống, gọi cấp cứu 115.

Dấu hiệu nhận biết người bị chấn thương cột sống

Khi nhìn thấy một người bị chấn thương cột sống hãy nhìn ngay vào những dấu hiệu dưới đây để nhận biết:

– Đau cổ, gáy, đau vùng cột sống ngực, thắt lưng

– Tại cột sống có tổn thương: Xây xát da, sưng, bầm tím, có thể biến dạng cột sống (lồi lên hoặc lõm xuống)

– Tê hay liệt (giảm hoặc mất vận động). Các chi mất kiểm soát, cử động yếu hay thậm chí không cử động được

– Rối loạn cảm giác khác thường, nạn nhân có cảm giác thấy chi cứng đờ, nặng nề, rát bỏng, kiến bò trên da, bấu véo vào chân hoặc tay nạn nhân,  mà nạn nhân không cảm thấy đau

Sơ cứu đúng cách người bị chấn thương cột sống
Nạn nhân bị chấn thương cột sống thường có cảm giác thấy chi cứng đờ, nặng nề, rát bỏng, kiến bò trên da

– Huyết áp hạ

– Kiểu thở bụng, khó thở

– Đại tiểu tiện không tự chủ

Mức độ nghiêm trọng khi cột sống bị tổn thương

Cột sống có cấu tạo bởi nhiều đốt sống ghép lại, bên trong có ống sống chứa tủy sống. Cột sống đảm bảo hai chức năng chính: chức năng cơ học – cột sống là điểm tựa, là “trụ cột” chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể và chức năng thần kinh của tủy sống. Tủy sống là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương tiếp nối với tiểu não và hành tủy để chi phối toàn bộ các chức năng vận động, cảm giác… của cơ thể từ cổ trở xuống theo phân vùng của các khoanh tủy. Vì là một xương lớn, phải chịu tải trọng cao nên cột sống rất dễ bị chấn thương và khi đã bị chấn thương thường ảnh hưởng rất lớn đến chức năng chịu tải cơ học cũng như chức năng thần kinh. Khi tủy sống đã bị thương tổn, khả năng bệnh nhân bị tàn phế sẽ rất cao như phải thở máy hoàn toàn, liệt tứ chi trong tổn thương tủy cổ, liệt hai chi dưới phải ngồi xe lăn suốt đời trong tổn thương cột sống ngực, cột sống thắt lưng. Tốt hơn hết hãy duy trì cuộc sống lành mạnh để luôn có một khung xương khỏe mạnh bạn sẽ tránh được nguy cơ bị chấn thương cột sống.

Vì thế việc sơ cứu người bị chấn thương cột sống kịp thời là việc vô cùng quan trọng.

Các bước sơ cứu người bị chấn thương cột sống

– Bước 1: Trước tiên hãy gọi trung tâm cấp cứu 115 trước đã

– Bước 2: Trong khi đợi xe cấp cứu đến thực hiện một vài thao tác nhỏ. Nhẹ nhàng đặt nạn nhân nằm ngửa, duỗi thẳng chân tay, tránh gập cổ và kiểm tra xem tình trạng tim còn đập, mạch cổ, tình trạng sức khỏe để sẵn sàng chuyển vào viện.

– Bước 3: Cố định cột sống cổ. Cột sống cổ phải thẳng với trục cơ thể, có thể dùng 2 bao cát hay 2 viên gạch chèn hai bên tai khi nạn nhân nằm.

Sơ cứu đúng cách người bị chấn thương cột sống
Khi sơ cứu người bị chấn thương cột sống cần cố định cột sống cổ của nạn nhân

– Bước 4: Kiểm tra các vết thương chảy máu để cầm máu, băng ép bằng quần áo hay sợi dây. Với nạn nhân chảy máu ở đầu, người sơ cứu phải quấn băng quanh đầu họ để cầm máu nhưng luôn giữ đầu cố định.

– Bước 5: Cố định các vết thương gãy xương như xương đùi, xương cẳng tay bằng nẹp, giúp giảm đau cho nạn nhân.

– Bước 6: Khi xe cứu thương đến, hãy di chuyển nạn nhân vào bệnh viện gần nhất bằng xe cứu thương, ôtô, tuyệt đối không vận chuyển bằng xe máy; giữ tư thế đầu nạn nhân thẳng với trục cơ thể trong suốt quá trình vận chuyển.

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm