Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nắm được cơ bản cách sơ cứu uốn ván rất quan trọng, giúp hạn chế nguy cơ tử vong. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cách sơ cứu này bạn nhé!
Theo thống kê, khi đã khởi phát triệu chứng, tỉ lệ tử vong do uốn ván có thể từ 25 đến 90%, nếu đối tượng là trẻ sơ sinh thì con số này là 90%. Số liệu này đã cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh uốn ván là không thể coi thường. Việc biết sơ cứu uốn ván đúng cách là vô cùng quan trọng để ngăn chặn tiến triển nặng nề về sau.
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Bệnh uốn ván thường xuất hiện rải rác ở các vùng nông thôn và ở các nước chưa có chương trình tiêm chủng mở rộng.
Một người có thể bị nhiễm bệnh khi những bào tử này xâm nhập vào máu qua vết cắt hoặc vết thương sâu. Sau đó, các bào tử vi khuẩn lây lan đến hệ thần kinh trung ương và tạo ra một chất độc gọi là Tetanospasmin. Nhiễm trùng uốn ván có thể bắt đầu từ những vết thương rất nhỏ nhưng môi trường bẩn, điển hình như:
Ít phổ biến hơn, nguyên nhân gây ra bệnh uốn ván có thể do:
Uốn ván không lây từ người sang người. Bệnh phổ biến hơn ở những vùng khí hậu nóng ẩm với đất đai màu mỡ. Bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong từ 25-90%. Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tỉ lệ tử vong trên 95% và để lại nhiều biến chứng sau này.
Trực khuẩn uốn ván phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công hệ thần kinh vận động, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ kèm theo các cơn co giật. Một số dấu hiệu đáng lưu ý nhằm phát hiện sớm người bị bệnh uốn ván bao gồm:
Khi người bệnh có những dấu hiệu trên cùng với những nguyên nhân khác như giẫm phải đinh, ngã xe, động vật cắn… chúng ta cần tiến hành sơ cứu kịp thời để tránh những diễn tiến và biến chứng xấu hơn.
Thời gian ủ bệnh thường khoảng từ 3 đến 10 ngày nhưng đôi khi cũng có thể tới 3 tuần. Nguy cơ tử vong càng cao nếu thời gian ủ bệnh càng ngắn, có nghĩa là sau khi nhiễm trực khuẩn uốn ván thì thời gian tới khi khởi phát triệu chứng ngắn. Nếu không được điều trị kịp thời, uốn ván sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
Như đã nói ở trên, uốn ván bắt đầu từ những vết thương nhỏ, nhưng do người bệnh thường không cho rằng nghiêm trọng và bỏ qua nên không chú ý sơ cứu, không điều trị kịp thời, cho tới khi khởi phát triệu chứng bệnh đã ở giai đoạn nặng. Vậy sơ cứu uốn ván cần thực hiện khi nào? Các bước sơ cứu uốn ván thế nào mới đúng?
Đối với người gặp chấn thương, chúng ta cần sơ cứu uốn ván như sau:
Nếu bị chảy máu, hãy ấn nhẹ vào vết thương để cầm máu cũng như thúc đẩy quá trình đông máu. Lưu ý: Hãy ấn nhẹ nhàng, nếu ấn quá mạnh có thể làm tình trạng đau và chảy máu thêm trầm trọng.
Lưu ý: Nếu đó là một vết thương thủng, đừng cố loại bỏ dị vật mà hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ y tế nhanh nhất có thể.
Làm sạch là quan trọng nhưng vẫn chưa đủ. Chúng ta cũng nên bảo vệ vết thương sau khi được rửa sạch và lau khô bằng cách thoa một lớp mỏng kem kháng sinh để tránh nhiễm trùng.
Có thể mất vài ngày để vết thương lành lại. Trong thời gian này, che vết thương trong lớp băng gạc để bảo vệ và giữ cho nó sạch sẽ. Thay băng ít nhất một lần một ngày, tốt nhất là sau khi tắm. Vết thương phải ngừng chảy máu trước khi băng bó.
Lưu ý khi sơ cứu uốn ván:
Bệnh uốn ván tuy có thể để lại những hậu quả khó kiểm soát nhưng vẫn có cách phòng ngừa chúng. Dưới đây là những cách phòng bệnh uốn ván đơn giản, hiệu quả nhất mà bạn cần ghi nhớ.
Với bài viết trên đây, Nhà Thuốc Long Châu hi vọng đã mang tới quý độc giả những kiến thức cơ bản về bệnh uốn ván và cách sơ cứu uốn ván ban đầu. Một lần nữa phải nhắc lại, uốn ván là bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao và không thể coi thường các bạn ạ. Nhà thuốc Long Châu luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.