Máu của con người được chia làm nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm máu đều có những nét đặc trưng riêng biệt, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu như truyền không đúng nhóm máu tương ứng với nhau. Để đảm bảo an toàn, bạn cần phải hiểu rõ sơ đồ truyền máu cũng như tuân thủ đúng các nguyên tắc truyền máu. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về máu
Mỗi một cá thể đều mang nhóm máu đặc trưng khác nhau. Trong sơ đồ truyền máu, ngoài những tiêu chí xét nghiệm để phát hiện, phòng ngừa các virus lây lan qua đường truyền máu thì chúng ta còn phải thực hiện đúng quy tắc sơ đồ truyền máu để đảm bảo an toàn cho hệ miễn dịch và không để cho các kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau.
Ngày nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra có khoảng trên 30 hệ nhóm máu khác nhau như hệ Rh, MN, Kell, ABO,... nhưng hệ nhóm máu ABO và Rhesus (Rh(D)) là vô cùng quan trọng do có tính sinh miễn dịch cực mạnh.
Mỗi một cá thể đều mang nhóm máu đặc trưng khác nhau
Sơ đồ truyền máu cơ bản
Sơ đồ truyền máu cơ bản phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máu. Do đó, trước khi thực hiện truyền máu, điều cơ bản nhất mà bạn phải làm đó là biết xem bạn thuộc nhóm máu nào, đặc tính của nhóm máu này ra sao.
Máu của con người gồm nhiều nhóm khác nhau, mỗi một nhóm máu sẽ có tính chất riêng cũng như có những kháng thể sẽ chống lại những nhóm kia, do đó, nếu như truyền nhóm máu khác vào thì kháng thể người nhận có thể phá hủy máu và gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.
Dưới đây là đặc tính của từng nhóm máu nhằm đảm bảo an toàn trong truyền máu:
Nhóm máu A
Kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và kháng thể B có ở trong huyết tương. Những người có nhóm máu A có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu hoặc mang nhóm máu AB. Những người có nhóm máu A có thể được truyền máu bởi những người mang nhóm máu O.
Những người có nhóm máu A có thể được truyền máu bởi những người nhóm máu O
Nhóm máu B
Những người có nhóm máu B có thể hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B hoặc nhóm máu AB. Những người mang nhóm máu B có thể nhận được máu từ những người mang nhóm máu O.
Nhóm máu AB
Những người mang nhóm máu AB có thể nhận máu từ bất kỳ nhóm máu nào. Tuy nhiên, những người mang nhóm máu này cũng chỉ có thể hiến cho người có cùng nhóm máu AB. Ngoài ra, nhóm máu AB cũng không phổ biến như hai nhóm máu trên.
Những người mang nhóm máu AB có thể nhận máu từ bất kỳ nhóm máu nào khác
Nhóm máu O
Đây được coi là nhóm máu phổ biến nhất. Tuy nhiên, những người mang nhóm máu O chỉ nhận máu từ những người có cùng nhóm máu và có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác bởi trong nhóm máu O không chứa kháng nguyên A và kháng nguyên B ở trên tế bào hồng cầu, nhưng ở trong huyết tương lại chứa cả kháng thể A và kháng thể B.
Nhóm máu Rh (D)
Rh là một loại protein đặc biệt xuất hiện ở trên các tế bào máu. Đa số mọi người đều có kháng nguyên D ở trên hồng cầu, thường gọi là Rh+ (Rh D dương). Đối với những người không có kháng nguyên D ở trên hồng cầu sẽ được gọi là Rh- (Rh D âm). Mọi người cần phải thực hiện xét nghiệm kháng nguyên Rh D đối với những người phụ nữ mang thai để sàng lọc và phát hiện ra sự tương thích trong cơ thể của mẹ và bé.
Các nguyên tắc truyền máu cơ bản
Để đảm bảo an toàn trong quá trình truyền máu cơ bản, tránh hiện tượng tai biến xảy ra thì quá trình truyền máu cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
-
Tránh cho kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau sẽ gây ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết nên phải truyền cùng nhóm máu.
-
Ngoài việc phải xác định đúng nhóm máu của người nhận và người hiến, bạn cần thực hiện thêm phản ứng chéo, hay còn gọi là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến hoặc ngược lại. Máu sẽ chỉ được truyền đi trong trường hợp hồng cầu không xảy ra hiện tượng ngưng kết.
-
Những tai biến nghiêm trọng có thể xảy ra đối với người nhận máu, thậm chí có thể xảy ra tử vong nếu như máu được truyền không hòa hợp.
-
Trong trường hợp cấp cứu cần phải truyền máu mà không có cùng nhóm máu, nguyên tắc tối thiểu bắt buộc phải tuân theo là hồng cầu người hiến không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận. Ngoài ra, khi thực hiện truyền máu chỉ nên truyền với số lượng ít (250ml) với tốc độ truyền chậm nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Đối với trường hợp người hiến máu hoặc bệnh nhân có nhóm máu khó xác định, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu và thực hiện quá trình xét nghiệm chuyên khoa để có thể xác định nhóm máu một cách chính xác nhất. Việc nhận nhầm nhóm máu có thể gây ra hiện tượng phản ứng truyền máu tán huyết cấp sau 24 giờ được truyền máu. Những phản ứng này xảy ra đồng loạt sẽ gây ra sốc cơ thể và làm cho người nhận bị tử vong.
Để tránh gặp phải những tai biến trầm trọng, thậm chí là tử vong thì bạn cần phải hiểu rõ sơ đồ truyền máu cũng như quy tắc truyền máu cơ bản. Việc thực hiện xét nghiệm nhóm máu rất quan trọng để kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu bởi mỗi nhóm máu đều có đặc trưng riêng biệt, nếu như không được truyền đúng nhóm máu tương ứng thì sẽ làm cho kết cấu của mạch máu bị phá vỡ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tạ Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp