Một câu hỏi đặt ra là bao giờ chúng ta mới có thể khống chế được dịch? Hãy cùng nhìn một số dịch bệnh đã có trong lịch sử để có thể đưa ra phán đoán cho dịch COVID-19.
Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918
Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 được xem là dịch cúm mùa nguy hiểm nhất mà chúng ta từng biết. Dịch cúm này đã lây nhiễm cho 1/3 dân số thế giới và đã có tới 50 triệu người tử vong.
Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 được xem là dịch cúm mùa nguy hiểm nhất
- Triệu chứng điển hình: Sốt, buồn nôn, đau nhức, tiêu chảy.
- Xuất hiện lần đầu tiên: Tháng 3 năm 1918.
- Số ca nhiễm toàn cầu: Khoảng 500 triệu người.
- Số ca tử vong toàn cầu: Khoảng 50 triệu người.
- Con đường lây nhiễm: Qua các giọt bắn đường hô hấp.
- Nhóm người dễ bị ảnh hưởng: Người trưởng thành từ 20-40 tuổi.
- Biện pháp điều trị: Chưa có thuốc kháng sinh và kháng virus.
- Vắc-xin: Chưa có.
- Kết thúc dịch: Mùa hè năm 1919, hầu hết là do tử vong và do khả năng miễn dịch trong quần thể đã cao hơn.
Dịch cúm mùa
Bệnh cúm mùa xảy ra hàng năm và năm sau sẽ không giống hoàn toàn năm trước do chủng virus cúm biến đổi thường xuyên do vậy rất khó để dự đoán. Rất may là chúng ta có vắc-xin và thuốc kháng virus để phòng ngừa và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, nhiều người có khả năng miễn dịch với cúm mùa do đã có kháng thể trong máu từ những lần bị cúm trước.
- Triệu chứng điển hình: Sốt, ho, đau họng, mệt mỏi.
- Số ca nhiễm toàn cầu hàng năm: 9% dân số, khoảng 1 tỷ người trong đó có khoảng 5 triệu người ở mức độ nghiêm trọng.
- Số ca tử vong toàn cầu hàng năm: Từ 291,000 đến 646,000 người (tỉ lệ tử vong khoảng 0.1%).
- Con đường lây nhiễm: Qua các giọt bắn đường hô hấp, trung bình mỗi người bệnh lây nhiễm cho 1.3 người khác.
- Nhóm người dễ bị ảnh hưởng: Người già và người có hệ thống miễn dịch yếu.
- Biện pháp điều trị: Thuốc kháng virus (Tamiflu, Relenza, Rapivab, Xofluza) giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Vắc-xin: Có nhiều vắc-xin.
Hội chứng suy hô hấp cấp nặng (SARS) năm 2002
Bệnh SARS do một chủng của virus corona gây nên với các triệu chứng suy hô hấp cấp nặng ở người bệnh. Bệnh SARS xuất hiện lần đầu tại Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng ra 29 quốc gia khác. SARS cũng là dịch bệnh nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao.
Bệnh SARS do một chủng của virus corona gây nên với tỉ lệ tử vong cao.
- Triệu chứng điển hình: Sốt, ho, khó chịu, các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp.
- Xuất hiện lần đầu tiên: Tháng 11 năm 2002 tại Quảng Đông, Trung Quốc.
- Số ca nhiễm toàn cầu: 8098 người tại 29 nước.
- Số ca tử vong toàn cầu: 774 người (tỉ lệ tử vong 9.5%).
- Con đường lây nhiễm: Qua các giọt bắn đường hô hấp và bề mặt bị nhiễm.
- Nhóm người dễ bị ảnh hưởng: Người trên 60 tuổi có tỉ lệ tử vong cao hơn 55%.
- Biện pháp điều trị: Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên một số thuốc kháng virus và steroids có thể dùng được.
- Vắc-xin: Đã có vắc-xin.
- Kết thúc dịch: tháng 7 năm 2003.
Dịch cúm H1N1 năm 2009
Dịch cúm năm 2009 do chủng virus H1N1 gây ra. Mặc dù số lượng người bị nhiễm khá cao nhưng tỉ lệ tử vong của bệnh ở mức thấp.
- Triệu chứng điển hình: Sốt, ớn lạnh, ho, đau nhức toàn thân.
- Xuất hiện lần đầu tiên: Tháng 1 năm 2009 tại Mexico.
- Số ca nhiễm toàn cầu: 24% dân số trên toàn cầu.
- Số ca tử vong toàn cầu: Hơn 284,000 người (tỉ lệ tử vong 0.2%).
- Con đường lây nhiễm: Qua các giọt bắn đường hô hấp và bề mặt bị nhiễm.
- Nhóm người dễ bị ảnh hưởng: Trẻ em (47% trẻ em từ 5 đến 19 tuổi, 11% người trên 65 tuổi có triệu chứng).
- Biện pháp điều trị: Thuốc kháng virus (oseltamivir và zanamivir).
- Vắc-xin: Đã có vắc-xin.
- Kết thúc dịch: Tháng 8 năm 2010.
Dịch Ebola năm 2013
Đại dịch Ebola là đại dịch có mức độ nguy hiểm cao với 50% số người bị bệnh tử vong, tuy nhiên con đường lây nhiễm thông qua máu và dịch cơ thể từ người bệnh ở giai đoạn cuối của bệnh khiến khả năng lây lan của Ebola thấp hơn.
Đại dịch Ebola là đại dịch có mức độ nguy hiểm cao với 50% số người bị bệnh tử vong
- Triệu chứng điển hình: Sốt, đau nhức cơ thể, nôn, tiêu chảy, người yếu.
- Xuất hiện lần đầu tiên: Tháng 12 năm 2013 tại Guinea.
- Số ca nhiễm toàn cầu: 28,652 người tại 10 quốc gia.
- Số ca tử vong toàn cầu: 11,325 người (tỉ lệ tử vong khoảng 50%).
- Con đường lây nhiễm: Qua dịch cơ thể (máu, mồ hôi, phân) và qua tiếp xúc gần.
- Nhóm người dễ bị ảnh hưởng: 20% các trường hợp là ở trẻ em.
- Biện pháp điều trị: Chưa có biện pháp điều trị.
- Vắc-xin: Chưa có vắc-xin.
- Kết thúc dịch: Tháng 3 năm 2016.
Dịch COVID-19 năm 2019
Đại dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán tháng 12/2019 và vẫn đang tiếp diễn cho đến nay. Với tình hình diễn biến của dịch hiện nay cho thấy khả năng lây lan và tỉ lệ tử vong của COVID-19 cao hơn nhiều so với cúm mùa thông thường.
- Triệu chứng điển hình: sốt, ho, khó thở; 80% ca bệnh có biểu hiện nhẹ.
- Xuất hiện lần đầu tiên: Tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc.
- Số ca nhiễm toàn cầu đến nay: Hơn 1 triệu người.
- Số ca tử vong toàn cầu đến nay: Hơn 52,000 người (tỉ lệ tử vong khoảng 3.4%, khác nhau tuỳ vùng).
- Con đường lây nhiễm: Qua giọt bắn đường hô hấp, phân, dịch tiết cơ thể, trung bình mỗi người lây nhiễm cho 2.2 người khác.
- Nhóm người dễ bị ảnh hưởng: Người trên 65 tuổi với bệnh nền.
- Biện pháp điều trị: Chưa có, các biện pháp hỗ trợ, giảm đau, hạ sốt được dùng để cải thiện triệu chứng bệnh, kháng sinh được dùng để ngăn bội nhiễm.
- Vắc-xin: Hiện chưa có vắc-xin đặc trị chính thức.
Như vậy, hiện đại dịch COvid-19 vẫn đang là mối lo băn khoăn của cả thế giới và ngành Y Tế. Do đó, mỗi người hãy tự bảo vệ gia đình và người thân qua các biện pháp phòng chống Covid-19 nhé.
Thanh Hoa
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp