Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong những năm gần đây, sỏi mật ở trẻ em đang là bệnh lý có dấu hiệu gia tăng, thường gặp nhất ở trẻ có độ tuổi từ 10 đến 15. Bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời. Chính vì vậy, việc nắm bắt được những thông tin quan trọng về bệnh như: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị là điều vô cùng quan trọng.
Sỏi mật ở trẻ em thường có những biến chứng nguy hiểm hơn so với người lớn. Vì vậy, việc phát hiện ra bệnh sớm là điều cần thiết để có hướng điều trị tốt nhất.
Đối với bất cứ một căn bệnh nào cũng đều có nguyên nhân dẫn đến và sỏi mật ở trẻ em cũng không phải là một ngoại lệ. Nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh sỏi ở trẻ thường là do 2 nguyên nhân chính sau:
Ngoài 2 nguyên nhân chính trên, còn có một số nguyên nhân khác như là:
Trẻ bị béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật
Đối với bệnh sỏi mật ở trẻ em bao gồm những loại sau:
Khi trẻ mắc bệnh sỏi mật thì thường có xuất hiện những triệu chứng sau đây:
Ở trường hợp này, đôi khi sỏi mật không gây ra triệu chứng hoặc rất khó để xác định triệu chứng do trẻ đang còn nhỏ. Triệu chứng phổ biến nhất đó là trẻ bị đau bụng sau bữa ăn, cơn đau có thể kéo dài. Bên cạnh đó, trẻ còn có dấu hiệu buồn nôn, trớ sữa. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên lo lắng bởi rất ít trường hợp trẻ nhỏ bị sỏi mật.
Khi trẻ ở độ tuổi lớn hơn thì khả năng nhận diện được các triệu chứng cũng sẽ cao hơn nhiều. Những triệu chứng do sỏi mật gây ra trong trường hợp này đó là:
Một trong những triệu chứng sỏi mật ở trẻ em đó là đau bụng
Khi trẻ em mắc phải căn bệnh này thì có thể điều trị bằng những phương pháp sau:
Hầu hết các trường hợp thì bác sĩ phẫu thuật loại bỏ túi mật bằng phương pháp mổ nội soi. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội, giảm cơn đau sau mổ hiệu quả nên rất phù hợp với trẻ em. Bên cạnh đó, khi sử dụng phương pháp này thì trẻ chỉ cần ở lại bệnh viện trong khoảng từ 1 đến 2 ngày để theo dõi rồi có thể về nhà.
Trong một số trường hợp thì trẻ em cần phải mổ hở để điều trị sỏi mật thay vì mổ nội soi. Đối với phương pháp này thì sẽ khiến trẻ hồi phục trong thời gian lâu hơn. Vì vậy, nếu như trẻ vì một lý do nào đó không thể mổ nội soi thì mổ hở mới là phương án được thực hiện. Sau mổ, trẻ phải ở lại bệnh viện từ 2 ngày đến 1 tuần để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh.
Mổ nội soi và mổ hở là những phương pháp điều trị bệnh sỏi mật ở trẻ em hiệu quả
Khi trẻ không đáp ứng điều kiện để mổ nội soi và mổ hở thì nội soi đường mật ngược dòng chính là phương pháp được bác sĩ khuyến khích điều trị. Đối với phương pháp này thì sau 2 đến 3 tuần trẻ phải tái khám lại để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh.
Để tránh được những nguy hiểm do sỏi mật gây ra, các bậc phụ huynh cần phải xây dựng cho trẻ một lối sống và một chế độ ăn khoa học và hợp lý, cụ thể như sau:
Nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành sỏi mật đó chính là lượng cholesterol tăng quá mức cho phép. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần cho trẻ sử dụng những loại thức ăn chứa ít cholesterol trong thực đơn hằng ngày. Đặc biệt, đối với những trẻ đang bị béo phì thì cần phải cho trẻ tập thể dục để kiểm soát được cân nặng, lượng mỡ hay chất béo trong cơ thể giảm cũng sẽ có khả năng chống lại việc hình thành sỏi mật.
Tuyệt đối không nên bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào của trẻ. Bởi vì, nếu thường xuyên bỏ bữa thì sẽ khiến cho dịch mật bị xáo trộn khiến hình thành sỏi mật. Đối với việc nhịn ăn cũng xảy ra tình trạng tương tự như vậy. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ điều này.
Trên đây là những thông tin vô cùng quan trọng liên quan đến bệnh sỏi mật ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi, các bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức về bệnh sỏi mật ở trẻ.
Quân Lê
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.