Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sỏi thận khó tiểu vẫn thường xuất hiện ở bệnh nhân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều triệu chứng khác giúp chúng ta sớm nhận biết để thăm khám. Đây cũng là ưu thế giúp bệnh nhân được điều trị sớm, mang lại kết quả khả quan hơn.
Bệnh lý sỏi thận là hiện tượng lắng đọng các chất có thể hòa tan trong nước tiểu, bởi nguyên nhân nào đó đã kết tinh lại và tạo thành sỏi ở trong thận. Căn bệnh này thường hay xuất hiện trong cuộc sống, và nếu không được trị sỏi thận sớm thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Bên cạnh sỏi thận khó tiểu thì còn có những triệu chứng khác giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm hơn.
Do lắng đọng: Những người không uống đủ nước, nhất là những ai phải lao động nặng hoặc mải làm việc khi uống nước, để đến khi uống thì lại uống quá nhiều mà không uống đều đặn trong ngày.
Bị dị dạng đường tiểu: Bởi các dị dạng bất thường này mà nước tiểu không thể thoát ra hết. Nước tiểu tích trữ lâu ngày đọng lại và tạo nên sỏi làm bệnh nhân sỏi thận khó tiểu.
Mắc u xơ tiền liệt tuyến: Khi đó u xơ sẽ đội lên lòng bàng quang làm nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.
Do có chấn thương nặng: Khi bệnh nhân phải nằm một chỗ (có thể là do chấn thương đùi) mà lại uống nhiều sữa ít nước thì rất dễ tạo nên sỏi thận.
Có chế độ ăn uống không hợp lý: Nếu thực đơn hằng ngày của bạn ăn thiên lệch một loại thức ăn cũng dễ bị sỏi thận. Cụ thể là khi bạn ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại là ăn quá nhiều rau.
Bộ phận sinh dục bị nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân thường xuất hiện ở nữ giới hơn. Nếu không được vệ sinh thường xuyên thì vi trùng sẽ có cơ hội xâm nhập làm bệnh nhân viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết hình thành nên sỏi.
Nguyên nhân hiếm gặp: Đó là các trường hợp trong bàng quang có dị vật. Trên thế giới từng ghi nhận một số trường hợp bệnh nhân bị dị vật như cỏ, rơm, lá cây hoặc do bị tụt ống thông vào trong khi thông tiểu. Các dị vật ấy cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí là tạo sỏi rất lớn.
1. Sỏi thận khó tiểu do đau và rát khi tiểu
Lúc sỏi di chuyển tới điểm nối giữa niệu quản và bàng quang sẽ khiến bệnh nhân đau rát mỗi khi đi tiểu, dẫn đến tình trạng sỏi thận khó tiểu. Triệu chứng này cũng rất dễ bị nhầm lẫn với nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên cũng có thể là do sỏi gây nên tình trạng viêm.
2. Đau lưng, đau mạn sườn
Những bệnh nhân từng trải qua cơn đau do sỏi thận mô tả nó có thể sánh ngang với cơn đau khi chuyển dạ hoặc bị dao đâm. Thường cơn đau này bắt đầu rất đột ngột, thay đổi vị trí và cường độ theo các viên sỏi di chuyển. Nó thường đến và biến mất nhanh chóng, và trở nên tồi tệ hơn khi niệu quản co bóp.
Cơn đau do sỏi thận có thể kéo dài khoảng vài phút, biến mất và đột nhiên trở lại. Thường bệnh nhân sỏi thận sẽ thấy đau ở khu vực lưng hoặc mạn sườn. Nó cũng có thể lan ra vùng bụng, háng khi viên sỏi di chuyển tới đường tiết niệu. Đặc biệt nếu sỏi càng lớn thì bệnh nhân càng đau dữ dội hơn.
3. Có máu trong nước tiểu
Có máu trong nước tiểu là biểu hiện rất hay gặp phải ở những người bị sỏi tiết niệu. Máu xuất hiện có màu đỏ, hồng hoặc nâu. Đôi khi các tế bào máu quá nhỏ, chúng ta chỉ có thể kiểm tra được nhờ vào kính hiển vi hay các thiết bị chuyên dụng chứ không nhìn được bằng mắt thường.
4. Thường xuyên đi tiểu
Bệnh nhân sỏi thận thường hay đi tiểu nhiều và mỗi lần đi đều rất khẩn cấp. Việc này cho thấy rằng sỏi đã di chuyển đến phần dưới của đường tiết niệu.
5. Nước tiểu có mùi hôi và lớp màng
Nước tiểu người khỏe mạnh không có mùi mạnh và khá trong. Còn nước tiểu có mùi hôi và đục màu thường do tình trạng nhiễm trùng ở thận hoặc một phần khác của đường tiết niệu. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 8% người bị sỏi thận cấp tính bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nước tiểu có màu đục là dấu hiệu cho thấy trong nước tiểu hoặc niệu có mủ. Mùi hôi có thể xuất phát từ vi khuẩn nhiễm trùng đường tiết niệu.
6. Tiểu dắt
Khi các viên sỏi lớn không thể ra ngoài theo đường nước tiểu, chúng sẽ mắc kẹt lại trong niệu quản. Sự tắc nghẽn ấy khiến dòng chảy nước tiểu bị chậm hoặc ngăn lại. Hậu quả là bạn chỉ đi được một lượng ít nước tiểu mỗi lần, phát sinh trường hợp bệnh nhân sỏi thận khó tiểu.
Nếu chúng ta không can thiệp để lấy sỏi ra kịp lúc thì thận sẽ bị suy giảm chức năng. Hậu quả tất yếu là gây nên hiện tượng sỏi thận khó tiểu, bí tiểu ngày càng nặng. Cuối cùng dẫn tới ứ nước, giãn thận làm suy thận.
7. Buồn nôn và ói
Thường bị buồn nôn và ói là một trong những triệu chứng nhận biết của bệnh bên cạnh sỏi thận khó tiểu. Nó xảy đến do các kết nối thần kinh được chia sẻ giữa đường tiêu hóa và thận. Sỏi thận có thể kích hoạt các dây thần kinh của đường tiêu hóa và dẫn đến các cơn đau bụng. Khi đó buồn nôn và ói cũng có thể là một cách để cơ thể phản ứng với cơn đau dữ dội ấy.
8. Sốt và ớn lạnh
Sốt và ớn lạnh là triệu chứng cho thấy thận hoặc một phần khác của đường tiết niệu bạn bị nhiễm trùng. Có thể đây chính là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh sỏi thận. Và cũng có thể là dấu hiệu chứng tỏ một bệnh khác mà không phải sỏi thận. Nếu bạn bị sốt kéo dài và đôi khi kèm theo các cơn đau thì tốt nhất hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra chính xác.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.