Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sơn móng tay nhiều có hại không? Các cách để hạn chế tác hại của sơn móng tay

Ngày 23/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sơn móng tay được biết đến là một phương thức làm đẹp được rất nhiều chị em ưa chuộng. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người đặt ra câu hỏi liệu sơn móng tay nhiều có hại không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Được biết sơn móng tay là xu hướng làm đẹp của phụ nữ hiện đại. Nó không chỉ mang lại giá trị thẩm mĩ cao mà còn góp phần làm cho chị em trở nên tự tin hơn về ngoại hình của mình. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người đặt ra nghi vấn sơn móng tay nhiều có hại không? Và làm cách nào để hạn chế được những ảnh hưởng xấu của nó? 

Thành phần chủ yếu có trong chất sơn móng tay

Để đảm bảo được công dụng làm đẹp và có thể giữ được lâu hơn trên móng tay, sơn móng tay bao gồm nhiều thành phần có khả năng “bẻ gãy móng”. Trên thực tế nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu sử dụng quá nhiều, các thành phần này sẽ tích tụ và phá hủy dần dần cấu trúc móng.

Sơn móng tay nhiều có hại không? Các cách để hạn chế tác hại của sơn móng tay 1 Những loại sơn móng tay đang bán trên thị trường có thành phần như nào?

Cùng điểm qua một số thành phần có hại chứa trong sơn móng tay:

  • Dibutyl Phthalate (DBP): DBP là thành phần có công dụng làm dẻo móng, là thành phần có rất nhiều trong sơn móng tay dùng để kết dính. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng chất này có thể phá hủy thận, hệ thống hormone của cơ thể thậm chí có khả năng gây ung thư ở người. Trẻ em khi tiếp xúc quá nhiều với DBP có khả năng cao mắc các bệnh hen suyễn, rối loạn nội tiết, nặng hơn là có khả năng vô sinh ở bé trai và hiện tượng dậy thì sớm ở bé gái.
  • Toluene: Đây là chất tạo độ bóng cho sơn móng tay, giúp cho màu lên đều hơn. Tuy nhiên nếu tiếp xúc trong thời gian dài có nguy cơ gây ra chóng mặt, buồn nôn và đặc biệt nếu mẹ bầu hít phải toluene nồng độ cao gây ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Formaldehyde: Có công dụng làm bóng và tạo độ cứng cho sơn móng tay. Nó còn được biết đến như chất bảo quản giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong lọ sơn móng tay. Ở nồng độ thấp formaldehyde gần như không có hại. Tuy nhiên nếu nồng độ vượt mức cho phép, formaldehyde có thể gây ung thư mũi, ung thư vòm họng và ung thư máu.
  • Long não: Nghe có vẻ vô lý nhưng thực sự long não là thành phần có trong sơn móng tay và không tốt đối với sức khỏe. Khi tiếp xúc quá nhiều với long não có thể xuất hiện các triệu chứng: Buồn nôn, mệt mỏi, biếng ăn, bồn chồn, tiêu chảy, máu trong nước tiểu…
  • Một số thành phần khác: Ngoài những chất đã nêu trên, sơn móng tay còn chứa nhiều thành phần có hại khác như: Xylene, triphenyl phosphate, Ethyl tosylamide, kim loại nặng…

Như vậy có thể thấy sơn móng tay chứa rất nhiều thành phần hóa học có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người thậm chí dẫn tới ung thư. 

Vậy sơn móng tay nhiều có hại không?

Chắc hẳn rất nhiều bạn đang mong chờ vào một vài lập luận như “Sơn móng tay chứa nhiều chất hóa học không tốt, nhưng…”. Tuy nhiên sự thật là sơn móng tay nhiều rất có hại cho sức khỏe. 

Sơn móng tay nhiều có hại không? Các cách để hạn chế tác hại của sơn móng tay2 Sơn móng tay nhiều có hại không?

Móng yếu và dễ gãy hơn

Tác hại đầu tiên phải kể đến là việc móng tay sẽ trở nên yếu và dễ gãy. Điều này là đương nhiên bởi khi tiếp xúc quá nhiều với các hóa chất độc hại có tính ăn mòn, móng tay sẽ dần mất đi cấu trúc ban đầu và dễ đứt gãy. Một điều có thể bạn không ngờ tới sơn móng tay làm suy giảm miễn dịch, gián tiếp là nguy cơ tăng khả năng mắc các bệnh về nấm móng.

Móng tay ngả màu

Việc tiếp xúc quá thường xuyên với hóa chất có trong sơn móng tay khiến cho móng của bạn khó giữ được màu sắc tự nhiên. Đối với những loại sơn móng tay có chứa kim loại nặng có thể khiến móng ngả màu vàng hoặc đen làm giảm tính thẩm mỹ. Trong trường hợp móng tay đã ngả màu, rất khó để có thể lấy lại được màu sắc tự nhiên cho móng. Vì vậy các chị em nên cân nhắc kĩ nhé!

Ảnh hưởng tới thai nhi

Như đã nêu ở trên, trong sơn móng tay có chứa chất toluene làm bóng và màu lên đều hơn. Tuy nhiên nó ảnh hưởng rất xấu lên sức khỏe con người, có thể gây các bệnh về đường hô hấp và hệ thần kinh. Phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với lượng lớn toluene gây chóng mặt, suy nhược cơ thể ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi thậm chí dẫn tới nguy cơ sảy thai cao. 

Sơn móng tay nhiều có hại không? Các cách để hạn chế tác hại của sơn móng tay 3 Toluen trong sơn móng tay ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi

Ảnh hưởng xấu lên cơ quan nội tạng

Hầu hết các loại sơn móng tay đang bán trên thị trường đều gây ảnh hưởng xấu lên cơ quan nội tạng nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Các cơ quan bị ảnh hưởng có thể kể đến như: Tim, gan, phổi…

Ngoài ra chất benzen có trong nước tẩy móng hấp thu nhanh ở phổi, đi vào gan, tế bào mỡ, tủy sống, ảnh hưởng đến tủy xương và cơ quan tạo máu. Một khi gắn vào DNA, protein sẽ gây nên tình trạng sai sót trong phiên mã, dịch mã và gây đột biến tế bào.

Tăng nguy cơ mắc ung thư

Một nghiên cứu chỉ ra rằng sơn móng tay làm tăng nguy cơ mắc ung thư đặc biệt là ở nhóm người sử dụng với tần suất cao. Chất formaldehyde có trong sơn móng tay nếu hít phải không những gây suy hô hấp mà còn tăng khả năng mắc ung thư. Tương tự chất sudan có trong lọ sơn móng tay cũng là một chất có chứa độc tố cao. Một khi tiếp xúc trong một thời gian dài, các chất này tích tụ và tạo ra những khối u tại nhiều vị trí trên cơ thể.

Cách hạn chế ảnh hưởng xấu của sơn móng tay

Như vậy chúng ta đã biết việc sơn móng tay nhiều rất có hại cho sức khỏe. Vậy làm cách nào để hạn chế được những ảnh hưởng xấu của phương thức làm đẹp phổ biến này?

Dừng việc sử dụng sơn móng tay

Nghe có vẻ vô lý nhưng đây thực sự là cách hiệu quả nhất và nhanh nhất để bạn có thể loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn do việc sơn móng tay thường xuyên mang lại. 

Tuy nhiên đối với những người đã coi việc sơn móng tay như một phương pháp làm đẹp hàng ngày thì cách này dường như khó có thể thực hiện. Trong trường hợp này hãy giảm tần suất sơn móng tay lại, lâu dần bạn sẽ cảm thấy hài lòng với vẻ đẹp tự nhiên của móng tay mình và nhận ra sơn móng tay thường xuyên là việc không cần thiết.

Hạn chế việc sơn móng tay thường xuyên

Như đã nói, đối với rất nhiều người việc bỏ sơn móng tay là điều không dễ dàng. Nếu nhận thấy không thể từ bỏ việc sơn móng tay, bạn hãy giảm tần suất sử dụng xuống thấp nhất có thể. Việc hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại có trong lọ sơn móng cũng là một cách góp phần giảm bớt các vấn đề sức khỏe có thể mắc phải.

Sơn móng tay nhiều có hại không? Các cách để hạn chế tác hại của sơn móng tay4 Hạn chế sơn móng tay thường xuyên là một cách bảo vệ móng 

Theo các chuyên gia khuyến cáo, tần suất sơn móng tay phù hợp nhất là 1 - 2 lần/tháng. Đặc biệt đối với phụ nữ có thai nên loại bỏ thói quen sử dụng sơn móng tay. Thay vào đó các mẹ bầu nên sử dụng các sản phẩm dưỡng móng, vừa an toàn cho sức khỏe thai nhi vừa mang lại màu sắc hồng hào tự nhiên cho móng. 

Sử dụng sản phẩm an toàn, phù hợp

Ngoài việc giảm, ngưng sử dụng, việc chọn sản phẩm an toàn phù hợp cũng rất quan trọng. Bạn nên dành thời gian nghiên cứu kỹ các thành phần có trong lọ sơn móng trước khi sử dụng. Lưu ý ưu tiên sử dụng những loại chứa ít thành phần hóa học độc hại, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tốt nhất là những brand đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm đẹp như Dior, Chanel…

Tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi sử dụng

Việc tuân thủ đúng các nguyên tắc được khuyến cáo trong khi sử dụng cũng là một cách hữu hiệu góp phần hạn chế ảnh hưởng xấu từ việc sơn móng tay thường xuyên.

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm sơn móng bằng cách đeo găng tay và khẩu trang.
  • Sau khi sơn nên nhớ làm sạch lại móng.
  • Thoa chất dưỡng móng hoặc dầu dừa để bảo vệ và kích thích tái tạo lớp móng. 
  • Đừng quên dưỡng da sau mỗi lần sử dụng tránh da bị khô dẫn tới các tổn thương khác.

Hy vọng sau bài viết này bạn đọc đều tự có câu trả lời cho riêng mình về vấn đề sơn móng tay nhiều có hại không. Phương pháp làm đẹp này không xấu nhưng việc lạm dụng quá mức đều sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy Nhà thuốc Long Châu khuyên bạn hãy sử dụng sơn móng tay với một tần suất phù hợp nhất để vừa đủ đẹp lại vừa hạn chế được ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Hẹn gặp lại trong những bài viết tới nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm