Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sốt phát ban dạng sởi là gì?

Ngày 10/05/2018
Kích thước chữ

Thời tiết nắng nóng, cơ thể trẻ có thể sẽ xuất hiện những ban nhỏ li ti, tập trung chủ yếu ở 2 cánh tay, 2 chân, mặt và tai, mẹ cần theo dõi thêm xem trẻ có bị sốt không. Bởi vì, vào thời điểm nắng nóng, dịch sốt phát ban dạng sởi thường có nguy cơ bùng phát.

Thời tiết nắng nóng, cơ thể trẻ có thể sẽ xuất hiện những ban nhỏ li ti, tập trung chủ yếu ở 2 cánh tay, 2 chân, mặt và tai, mẹ cần theo dõi thêm xem trẻ có bị sốt không. Bởi vì, vào thời điểm nắng nóng, dịch sốt phát ban dạng sởi thường có nguy cơ bùng phát.

Dấu hiệu nhận biết sốt phát ban dạng sởi

Sốt phát ban dạng sởi là gì? 1Mẹ cần lưu ý khi trẻ nổi ban có sốt hay không, vì đó là triệu chứng điển hình của bệnh sốt phát ban dạng sởi.

Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng như: sốt cao trên 38 độ, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc. Các nốt ban xuất hiện 2 - 3 ngày sau sốt. Ban mọc đầu tiên ở vùng sau tai rồi lan dần ra khắp cơ thể, tập trung chủ yếu ở 2 cánh tay, 2 chân, vùng mặt. Ban nổi trên cơ thể từ 5 đến 6 ngày, ít nhất là hơn 3 ngày.

Nguyên nhân dẫn đến sốt phát ban dạng sởi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sốt phát ban như dị ứng, thời tiết,… bệnh rất dễ lây nhiễm trong môi trường tập thể như nhà trẻ, trường học, trường mẫu giáo vì bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp khi người bệnh hít phải không khí có virus sởi hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Sốt phát ban bình thường là lành tính và không gây nguy hiểm, nhưng chính vì các mẹ với tâm lý lo lắng cho trẻ nên thường kiêng khem quá kỹ, không cho trẻ ăn uống đủ chất, không cho trẻ vệ sinh cơ thể nên khiến cho bệnh kéo dài. Trẻ bị sởi vẫn cần phải được cung cấp đủ dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm, kiêng nước lạnh và tránh gió.

Biến chứng của sốt phát ban dạng sởi thường gặp

Sốt phát ban dạng sởi là gì? 2Hình ảnh các vết ban dạng sởi.

Đa phần trẻ bị bệnh sởi sẽ tự khỏi, tuy nhiên bệnh sẽ gây các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị đúng cách.

  • Biến chứng đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi.
  • Viêm não, viêm màng não, viêm tủy cấp.
  • Viêm niêm mạc miệng, viêm ruột.

Những lưu ý khi sốt phát ban dạng sởi

Khi mẹ phát hiện trẻ có các triệu chứng mắc bệnh như sốt cao kèm phát ban dày đặc như sởi, có nghi ngờ mắc sởi cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và có phương pháp điều trị kịp thời.

Trường hợp trẻ có phát ban, mẹ cần vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi, vệ sinh kỹ răng miệng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Bên cạnh đó là giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ở, nguồn nước.

Thời điểm trẻ bị sốt chưa rõ nguyên nhân cần cách ly, hạn chế đến những nơi đông người. Phải theo dõi thường xuyên tình trạng của trẻ, khi thấy trẻ sốt cao, co giật, mê sảng cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện. Mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống hoặc tự điều trị tại nhà vì có nguy cơ làm bệnh trở nên nặng hơn dẫn đến bội nhiễm, gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong.

Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ 3Các địa phương khuyến khích người dân nên đưa con đến các cơ sở y tế để tiêm ngừa vắc-xin sởi.

Tiêm vắc-xin sởi là biện pháp phòng sởi hiệu quả nhất, trẻ em sẽ được tiêm mũi đầu tiên khi trẻ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, cần phải tiêm trước khi tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.

Ánh Trần

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin