Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Aspirin có hại gan không? Tác dụng phụ của Aspirin với gan?

Ngày 12/02/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Việc sử dụng Aspirin hàng ngày là một biện pháp mang lại hiệu quả cho những bệnh nhân có tiền sử bị đau tim hoặc đột quỵ. Đây cũng là loại thuốc dự phòng cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch hoặc tiềm ẩn mối nguy hại bị đột quỵ. Tuy nhiên, sử dụng Aspirin có hại gan không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Dùng Aspirin có hại gan không? Trước khi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tác dụng cũng như rủi ro có thể gặp phải khi dùng thuốc Aspirin. Hãy theo dõi đến cuối bài viết này nhé!

Tác dụng phụ không mong muốn của aspirin là gì? Sử dụng aspirin có hại gan không? 1 Aspirin là thuốc gì?

Aspirin là thuốc gì?

Aspirin là thuốc gì? Aspirin hay còn gọi là acid acetylsalicylic là một loại thuốc được xếp vào nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm và chống kết tập tiểu cầu. 

Cơ chế tác dụng của Aspirin sẽ tương ứng với sự thay đổi liều dùng, cụ thể:

  • Liều thấp (từ 75 - 100 mg/ngày): Với liều lượng này đủ để ức chế quá trình tổng hợp thromboxane A2 gián tiếp thông qua hoạt chất thromboxane synthetase (hay còn gọi là TXA2), đây là một chất gây co mạch rất mạnh và làm kết tập tiểu cầu. Từ đó, gây ra tác dụng ức chế quá trình kết tập tiểu cầu và dẫn đến chống hình thành cục máu đông.
  • Liều trung bình (từ 650 - 4000 mg/ngày): Có tác dụng ức chế enzym cyclooxygenase 1 và 2, đồng thời ngăn cản tổng hợp prostaglandins. Dẫn đến ức chế các quá trình sinh nhiệt, tăng cường sự thải nhiệt và giảm tính cảm thụ của nhóm thần kinh cảm giác với các tác nhân gây đau của phản ứng viêm. Từ đó có tác dụng giảm đau và hạ sốt.
  • Liều cao (từ 4000 - 8000 gram/ngày): Với liều cao, Aspirin có hiệu quả như các thuốc chống viêm trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp. Cơ chế tác dụng là thông qua quá trình ức chế enzym cyclooxygenase và ngăn tổng hợp - là một chất trung gian hoá học gây viêm, từ đó làm giảm quá trình viêm. Bên cạnh đó, với hàm lượng này, thuốc còn có tác dụng đối kháng với hệ thống enzym phân hủy protein nhằm ngăn cản quá trình làm biến đổi protein, bảo vệ màng lysosome, ức chế hoá ứng động và ngăn cản quá trình di chuyển của bạch cầu đến ổ viêm. Tuy nhiên, thuốc ít được lựa chọn ở mức liều cao này, bởi sẽ gây độc tính với các biểu hiện như giảm thính lực, ù tai và các tác dụng phụ không mong muốn trên đường tiêu hoá.

Ngoài ra, cơ chế tác dụng của Aspirin có liên quan đến tác dụng phụ của thuốc như:

  • Đường tiêu hoá: Dạ dày sản xuất ra các loại prostaglandins nhằm bảo vệ niêm mạc thông qua cyclooxygenase 1 (COX-1). Aspirin ức chế chất COX-1 sẽ dẫn đến ức chế sự tổng hợp prostaglandin để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hoá, khó tiêu, ợ nóng, gây khó chịu thượng vị, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, thậm chí có thể gây xuất huyết tiêu hóa.
  • Chảy máu: Do Aspirin có tác dụng chống kết tập tiểu cầu nên sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu và kéo dài thời gian chảy máu.

Thuốc Aspirin được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Giảm đau, chống viêm và hạ sốt như đau đầu, đau cơ, đau răng, đau dây thần kinh, viêm khớp hoặc viêm khớp dạng thấp, các triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường.
  • Dự phòng đột quỵ do nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Người bệnh đặt stent động mạch vành.
  • Bệnh nhân đã thay van tim cơ học (sử dụng kết hợp với thuốc chống đông).
  • Bệnh nhân sau bắc cầu động mạch vành.

Thuốc Aspirin chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Những đối tượng không được sử dụng Aspirin do có nguy cơ dị ứng chéo như người bị hen hoặc có triệu chứng hen, bị viêm mũi hoặc cơ thể nổi mày đay khi dùng Aspirin hoặc khi dùng các thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDS) trước đây. Người đã có tiền sử bị bệnh hen suyễn không được dùng Aspirin do làm tăng nguy cơ gây hen thông qua các tương tác với cân bằng thromboxan và prostaglandin.
  • Những đối tượng có bệnh ưa chảy máu, bệnh lý giảm tiểu cầu, đang gặp phải loét dạ dày hoặc tá tràng, suy tim ở mức độ vừa và nặng, suy gan, xơ gan hoặc suy thận (đặc biệt ở những bệnh nhân có tốc độ lọc cầu thận nhỏ hơn 30 ml/phút).
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối của thai kỳ.

Tác dụng phụ không mong muốn của aspirin là gì? Sử dụng aspirin có hại gan không? 2 Aspirin được dùng để dự phòng đột quỵ do nhồi máu cơ tim

Tác dụng phụ không mong muốn của Aspirin

Để  trả lời chính xác việc Aspirin có hại gan không, thì cần hiểu rõ chỉ định và tác dụng phụ của thuốc này. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Aspirin thường biểu hiện tại đường tiêu hóa có liên quan đến cơ chế đã chia sẻ ở phần trên như: Nôn, buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị, đau hoặc viêm loét tiêu hóa và có thể xuất huyết tiêu hóa.

Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác hiếm gặp của Aspirin nhưng khá nghiêm trọng và có thể gây tử vong như:

  • Các biểu hiện của phản vệ hoặc phản ứng dị ứng như: Da phát ban, mẩn đỏ, ngứa, phồng rộp hoặc khó thở, thở khò khè, đau tức ngực, đau họng, khó nuốt, sưng nề mặt (mắt, mũi, miệng, môi).
  • Các dấu hiệu vấn đề về thận: Tiểu ít hoặc không đi tiểu, tiểu ra máu, tăng cân nhanh chóng. 
  • Các dấu hiệu vấn đề về gan: Nước tiểu sẫm màu, cơ thể mệt mỏi, vàng da hoặc vàng mắt.
  • Hệ thần kinh - cơ: Yếu cơ.
  • Giảm thính lực, ù tai, mất ngủ, bồn chồn và dễ cáu gắt.
  • Thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu và bạch cầu.

Tác dụng phụ không mong muốn của aspirin là gì? Sử dụng aspirin có hại gan không? 3 Nôn hoặc buồn nôn là một trong các tác dụng phụ của thuốc Aspirin

Sử dụng Aspirin có hại gan không?

Theo các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng, tình trạng viêm mạn tính do tổn thương gan gây ra có thể thúc đẩy sự phát triển tế bào ung thư. Mặt khác, các nghiên cứu khác cũng cho thấy các đối tượng sử dụng Aspirin hoặc các loại thuốc NSAIDs có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân gây ra bệnh gan mạn tính và bệnh ung thư gan là do cơ thể nhiễm phải virus viêm gan siêu vi B và C hoặc uống rượu bia. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân, béo phì và bệnh đái tháo đường cũng là các yếu tố có nguy cơ cao gây ra các vấn đề là liên quan đến gan.

Theo tiến sĩ Vikrant Sahasrabuddhe, thuộc Cục Dịch tễ học về Ung thư và Di truyền học tại Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, là người chủ trì cuộc nghiên cứu này và cùng với các đồng nghiệp khác kết luận rằng, nếu kết quả của những nghiên cứu trên được xác nhận và làm rõ, việc sử dụng Aspirin có thể trở sẽ trở thành một phương pháp điều trị mới nhằm giúp ngăn ngừa bệnh gan mãn tính và bệnh ung thư gan

Các nhà nghiên cứu và các bác sĩ cũng khuyến cáo, việc dùng Aspirin cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu tự ý sử dụng sẽ gây ra các tác dụng phụ khá nguy hiểm, đặc biệt đối với những người bệnh có các vấn đề tại dạ dày. Tuy nhiên, trong khi tìm thấy được mối liên hệ giữa việc dùng Aspirin trong việc giảm được nguy cơ các vấn đề về gan, nhưng các nghiên cứu này cũng chưa chứng minh được mối quan hệ tất yếu giữa 2 việc này. Mặt khác, trên lâm sàng cũng ghi nhận thêm về tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc Aspirin có thể gây ra hội chứng Reye với các tổn thương ở não và sự thoái mỡ phủ tạng (đặc biệt tại gan). 

Do đó, sử dụng Aspirin có hại gan không? Câu trả lời là không hoàn toàn, nó còn phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh cảnh và mục đích sử dụng thuốc của từng đối tượng. Hơn nữa, cũng cần có thêm những nghiên cứu khoa học để làm cơ sở khẳng định về vấn đề Aspirin có hại gan không.

Tác dụng phụ không mong muốn của aspirin là gì? Sử dụng aspirin có hại gan không? 4 Dùng thuốc Aspirin có hại gan không là thắc mắc của nhiều người

Tóm lại, Aspirin là một loại thuốc thuộc vào nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm và chống kết tập tiểu cầu. Tùy thuộc vào hàm lượng mà cơ chế tác dụng của aspirin là khác nhau. Hy vọng thông qua bài viết trên của Nhà Thuốc Long Châu bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về thuốc Aspirin và đã giải đáp được một phần nào đó về vấn đề dùng thuốc Aspirin có hại gan không.

Ánh Vũ

Nguồn: Vinmec.com, Medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm