Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thủy đậu và sởi đều là những căn bệnh về da liễu với biểu hiện là các nốt mụn phát ban, sốt nhẹ, chính vì thế rất dễ nhầm lẫn với nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thấy được sự khác nahu giữa bệnh thủy đậu và sởi.
Thời điểm bùng phát dịch bệnh thủy đậu của 2 loại bệnh này khá tương đồng, cùng vào những tháng đông xuân, sau Tết. Đây là hai chứng bệnh rất dễ truyền nhiễm. Chúng có thể lây lan ngay cả khi phát ban chưa mọc, virus sẽ dễ dàng đi từ người có bệnh sang người bình thường.
Thời gian ủ bệnh của thủy đậu và sởi có khác nhau đôi chút. Bệnh sởi ủ bệnh 10 ngày trong khi đó thủy đậu lại khoảng 1 – 2 tuần.
Bệnh sởi ban đầu sẽ có các dấu hiệu cơ bản như nổi phát ban nhẹ, ho, chảy nước mũi, sốt cao, nổi hạch cổ, viêm kết mạc, sưng đau khớp… Đặc biệt các nốt ban đỏ thường xuất hiện sau giai đoạn ủ bệnh, kéo dài 3 – 7 ngày, từ mặt lan xuống chân tay và toàn thân.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện sau khoảng thời gian ủ bệnh với các biểu hiện như nóng ran người, sốt, mụn nước nổi ở mặt, chân tay và lan ra toàn thân. Đặc biệt mụn nước thủy đậu lan rất nhanh, chỉ trong 12 – 24 là cơ thể đã nổi đầy bóng nước.
Bạn sẽ dễ dàng phân biệt được đó là bệnh thủy đậu hay sởi chỉ cần quan sát các nốt phát ban.
Đặc trưng của bệnh sởi là các nốt ban nhỏ lấm tấm toàn thân, nhiều nhất ở mặt và người, có màu đỏ và trải đều. Lưu ý là các nốt mụn này không có dịch bên trong, nhìn giống như bị dị ứng. Trái lại, bóng nước thủy đậu tạo cho người nhìn cảm giác rất ghê rợn do nốt khá to, đường kính 1-3mm và chứa dịch bên trong. Các nốt mụn này thường mọc thành từng chùm liên kết với nhau, khi nhiễm trùng sẽ chuyển sang màu trắng đục. Thời điểm các bóng nước này mọc lên không giống nhau, vì thế sẽ có nốt to nốt nhỏ chứ không đồng đều như mụn sởi.
Khi bệnh sởi qua đi, làn da người bệnh sẽ trở lại trạng thái bình thường như chưa có bất kỳ chuyện gì xảy ra. Trong khi đó, thủy đậu rất dễ để lại sẹo nếu người bệnh không có cách điều trị đúng đắn.
Bệnh sởi: viêm tai cấp, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, ói mửa, mờ hoặc loét giác mạc, suy dinh dưỡng ở trẻ, sảy thai hoặc sinh non…
Bệnh thủy đậu: viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, sốt cao, bội nhiễm vi khuẩn…
Tiêm phòng là phương án hoàn hảo cho cả 2 bệnh này. Các bậc cha mẹ ngay từ đầu hay cho trẻ tiêm vắc xin ngừa thủy đậu và sởi theo lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế. Đối với bệnh sởi, thời điểm tiêm là vào lúc 9 tháng, nhắc lại mũi thứ 2 khi 18 tháng. Tiêm phòng cho bệnh thủy đậu sẽ là khi bé đủ 1 tuổi và nhắc lại lúc 4 – 6 tuổi.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được bệnh thủy đậu và sởi, từ đó hiểu được biện pháp phòng chống cũng như phương án điều trị tốt nhất.
Thu Hà
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.