Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Sự phát triển của thai nhi 29 tuần? Mẹ nên làm gì để trẻ phát triển tốt?

Ngày 19/10/2022
Kích thước chữ

Thai nhi 29 tuần mẹ đang bước vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây là khoảng thời gian thử thách cả về thể chất lẫn tinh thần trong cả quá trình mang thai. Người mẹ cũng đang dần đến giai đoạn chuyển dạ. Do đó mẹ cần biết thêm nhiều điều về sự phát triển thai nhi và chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi phía trước.

Thai nhi tuần 29 vẫn tiếp tục phát triển các bộ phận và cân nặng. Giai đoạn này các triệu chứng như phù chân, mệt mỏi và thay đổi nội tiết tố có thể khiến cảm xúc của mẹ thay đổi thất thường. Vì vậy cần chú ý đến cảm xúc để tránh trầm cảm trong thai kỳ.

Tại sao mẹ cần chú ý sự phát triển của thai nhi?

Việc theo dõi những thay đổi của bé trong bụng mẹ là vô cùng quan trọng. Để biết em bé có phát triển bình thường hay không. Nếu có vấn đề gì bất thường có thể xử lý kịp thời. Đó là lý do tại sao các mẹ bầu phải luôn đi khám thai định kỳ. Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho thai phụ về kế hoạch sinh hoạt và ăn uống phù hợp để thai nhi đảm bảo sức khỏe ổn định, phòng chống dị tật bẩm sinh hoặc những biến chứng nguy hiểm. 

Sự phát triển của thai nhi 29 tuần? Mẹ nên làm gì để trẻ phát triển tốt? 1 Việc theo dõi những thay đổi của bé trong bụng mẹ là vô cùng quan trọng để biết bé có phát triển bình thường không

Những đặc điểm của thai nhi 29 tuần

Khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý theo dõi những thay đổi của thai nhi ở mọi thời điểm. Khi thai nhi được 29 tuần tuổi, mẹ sẽ cảm nhận được nhiều thay đổi hơn. 

Chiều dài và cân nặng

Điều đầu tiên mẹ bầu cần lưu ý là chiều dài và cân nặng của bé. Thông thường, ở tuần thứ 29 thai nhi dài khoảng 35 đến 40cm, đó là chiều dài từ đầu đến chân. Còn cân nặng của em bé là khoảng 1.4 kg. Nhìn chung, kích thước của thai nhi trong giai đoạn này tương ứng với một quả bí đỏ dài. Nếu trẻ có kích thước gần giống trên như trên, mẹ có thể yên tâm rằng con đang phát triển khá tốt.

Sự phát triển của các bộ phận cơ thể

Đây là lúc các cơ quan bắt đầu thay đổi đáng kể. Lúc này, hệ cơ phổi và hệ xương cũng dần được phát triển, có thể nói cơ thể đang dần cứng cáp hơn. Cơ thể đồng thời là não bộ đang phát triển vô cùng nhanh chóng trong giai đoạn này, cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng. Ngoài ra, đầu của em bé cũng tăng kích thước để thích ứng với sự phát triển của não bộ. Thông thường, thai nhi 29 tuần tuổi sẽ quay đầu về phía tử cung và nằm sấp xuống bụng mẹ. Đặc biệt, ở tuần 29, mí mắt của thai nhi đã hoàn thiện. Ngoài ra, toàn bộ cơ thể được bao phủ bởi lớp lông mềm để bảo vệ thai nhi khỏi va đập. Khi thai nhi có xu hướng phát triển và lớn lên, lượng nước ối bắt đầu giảm dần. Từ đó giúp thai nhi có nhiều không gian hơn trong tử cung để phát triển. 

Như đã nói ở trên, thai nhi 29 tuần đang lớn dần trong tử cung. Do đó, tần suất thai nhi đạp vào bụng mẹ tăng lên rất nhiều so với trước đây. Mẹ bầu có thể cảm nhận được những lần con đạp vào bụng. Trong giai đoạn này, não bộ phát triển cực kỳ nhanh chóng, đó là lý do bé có thể phản xạ với âm thanh hoặc ánh sáng. Để trí não phát triển tốt nhất, ba mẹ nên dành thời gian trò chuyện với con và cho con nghe những bản nhạc nhẹ nhàng. Vào những thời lúc như vậy, thai nhi thường phản ứng bằng cách ép vào bụng mẹ, đây là cách ba mẹ giao tiếp với em bé. 

Những thay đổi của mẹ bầu ở tuần thai thứ 29

Mức tăng cân trung bình của mẹ trong khoản thời gian này là khoảng 8 đến 10kg. Lượng calo được khuyến nghị trong giai đoạn này là 2000 - 2500 calo mỗi ngày. 

Vào tuần thứ 29 của thai kỳ, bụng của mẹ sẽ ngày càng lớn và nhô ra, chiều cao của tử cung là 26 - 35 cm. Ngực của mẹ bầu lớn hơn nên cần chọn áo ngực phù hợp. Các triệu chứng khác có thể gặp ở tuần thai thứ 29 là: 

  • Móng tay, móng chân dài nhanh hơn do thay đổi nội tiết tố.
  • Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến nhất và đi kèm các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi.
  • Giãn tĩnh mạch có thể hình thành ở cả hai chân và là hiện tượng bình thường khi mang thai. 
  • Tâm trạng thay đổi thất thường.
  • Đau bụng. 
  • Khó thở do kích thước của tử cung, nếu mẹ cảm thấy khó thở nghiêm trọng hãy báo ngay với bác sĩ.
  • Các cơn đau đầu có thể xuất hiện do đó mẹ nên nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, tắt đèn và chườm lạnh vùng cổ hoặc trán.
  • Đi tiểu nhiều lần là bình thường do áp lực của tử cung và em bé lên bàng quang.
  • Tiền sản giật có nguy cơ xảy ra trong thời gian này. Triệu chứng chính là cao huyết áp, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận. Vì tiền sản giật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé do đó các mẹ nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện những thay đổi bất thường. Tiền sản giật thường đi kèm với các triệu chứng như phù chân, đau đầu dai dẳng, buồn nôn.
Sự phát triển của thai nhi 29 tuần? Mẹ nên làm gì để trẻ phát triển tốt? 2 Khi trẻ ngày càng phát triển đè lên bàng quang khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mắc tiểu

Mẹ bầu cần làm gì ở tuần thai thứ 29 để trẻ phát triển tốt

Chế độ vận động

Vận động cơ thể để ngăn ngừa hội chứng chân không yên. Trong ba tháng cuối của thai kỳ đây là hội chứng khiến mẹ khó ngủ và cảm thấy lo lắng. Không biết chính xác nguyên nhân từ đâu nhưng hội chứng chân không yên thường phổ biến trong cá tam nguyệt thứ ba. Do đó cần đảm bảo cung cấp đủ chất sắt và tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. 

Nghỉ ngơi hợp lý

Dưới đây là một số mẹo để chống lại sự mệt mỏi khi mang thai: 

  • Nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn trong ngày, tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày nếu có thể. 
  • Duy trì thói quen ngủ bằng cách đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. 
  • Các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng thực phẩm cho cả mẹ và bé.
  • Tập yoga, thiền hoặc đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. 
  • Tránh cafein.
  • Nhờ bác sĩ kiểm tra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, vì đây là nguyên nhân có thể dẫn đến mệt mỏi. 

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung đủ canxi, theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo phụ nữ mang thai cần bổ sung 1000mg canxi mỗi ngày. Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi, thai nhi sẽ hấp thụ canxi từ xương của mẹ. Dẫn đến mẹ bị thiếu canxi làm tăng nguy cơ huyết áp cao và sinh non. Các mẹ bầu cần cố gắng ăn các thực phẩm giàu canxi mỗi ngày như sữa chua ít béo, nước cam, sữa đậu nành, đậu phụ, cải ngọt, bông cải xanh,... Đừng quên bổ sung DHA vì đây là giai đoạn trẻ phát triển não bộ.

Sự phát triển của thai nhi 29 tuần? Mẹ nên làm gì để trẻ phát triển tốt? 3 Mẹ cần chú ý bố sung canxi cho cả mẹ và bé nếu không trẻ có xu hướng lấy canxi từ mẹ khiến mẹ bị loãng xương khi mang thai

Hy vọng bài viết này đã cung cấp một số hiểu biết hữu ích về thai nhi 29 tuần. Mẹ bầu nên theo dõi sát sao sự phát triển của em bé và bổ sung những dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi để trẻ sinh ra một cách an toàn và khỏe mạnh.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin