Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngoài sữa mẹ ra thì hiện nay còn có một loại sữa có thể thay thế, đó là sữa công thức. Đây là loại sữa được nghiên cứu với hàm lượng dinh dưỡng tương đương với sữa mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm hiểu kỹ hơn về sữa công thức cũng như giải đáp vấn đề sữa công thức bao lâu thì tiêu hóa hết.
Khi một em bé sinh ra đều cần lượng dinh dưỡng từ người mẹ để nuôi cơ thể, thế nhưng không phải người mẹ nào cũng có thể cung cấp đủ lượng sữa cho bé bởi tuyến sữa của người phụ nữ có thể bị tắc trong khoảng thời gian sinh lúc đầu. Vì vậy, sữa công thức được sản xuất ra nhằm mục đích hỗ trợ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé. Vậy bạn có biết sữa công thức bao lâu thì tiêu hóa hết không?
Sữa công thức (Baby formula) hay còn được gọi với tên gọi khác là sữa bột trẻ em. Đây là loại sữa được sản xuất dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tháng tuổi với thành phần tương tự với công thức dinh dưỡng sữa mẹ. Sữa công thức được dùng để thay thế một phần hoặc hoàn toàn cho sữa mẹ. Dưới đây là một số hình thức của sữa công thức:
Mặc dù sữa mẹ và sữa công thức đều có công thức dinh dưỡng tương tự nhau, tuy nhiên trong sữa mẹ và sữa công thức vẫn có một số sự khác biệt về hàm lượng dinh dưỡng như:
Với câu hỏi sữa công thức bao lâu thì tiêu hóa hết là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm trong quá trình chăm con. Có thể thấy, hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là chưa hoàn thiện. Trong 24 giờ đầu tiên sau sinh, đường ruột của trẻ hoàn toàn không có vi khuẩn. Từ ngày thứ 3 sau sinh, hệ vi khuẩn mới bắt đầu hình thành, sinh sôi và phát triển. Chính vì vậy, thời gian sữa công thức được tiêu hóa hết trong dạ dày trẻ khoảng từ 3 đến 4 giờ đồng hồ kể từ khi bé uống, trong khi đó sữa mẹ được tiêu hóa hết khoảng từ 2 tiếng đến 2 tiếng rưỡi.
Thời gian để tiêu hóa sữa mẹ nhanh hơn so với sữa công thức bởi sữa mẹ không những giàu dinh dưỡng mà còn chứa nhiều yếu tố bảo vệ cơ thể của con, thành phần tương thích với hệ tiêu hóa non nớt của con. Vì vậy, bú sữa mẹ sẽ giúp con giảm thiểu nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh nhiễm trùng khác.
Với những phân tích trên, ắt hẳn mẹ bỉm đã có đáp án cho câu hỏi sữa công thức bao lâu thì tiêu hóa hết. Có rất nhiều trường hợp em bé khi sinh ra không thể uống được sữa mẹ do bé bị dị ứng với đạm sữa bò bẩm sinh. Bé vẫn có thể bú sữa mẹ nếu như mẹ có thể kiêng hoàn toàn với thịt bò, sữa bò, những sản phẩm có liên quan đến bò. Tuy nhiên việc kiêng cữ sẽ khiến mẹ thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì thế, gặp những trường hợp này thì đa số mẹ bỉm vẫn sẽ lựa chọn cho con uống sữa công thức. Dưới đây là những lưu ý khi cho con sử dụng sữa công thức:
Dụng cụ pha sữa bao gồm: Bình sữa, núm ti bình,... Những dụng cụ phải được vệ sinh kỹ càng sạch sẽ trước và sau khi cho bé uống để tránh việc vô tình đưa những tác nhân có hại vào cơ thể của bé.
Cha mẹ hãy cẩn thận quan sát màu sắc cũng như mùi vị của sữa để tránh sử dụng sữa khi hết hạn và sữa đã bị ôi thiu.
Các mẹ bỉm hãy chú ý đến cách bảo quản sữa, hãy nhớ đọc hướng dẫn sử dụng để bảo quản được phần sữa tốt hơn cũng như giữ lại được phần chất dinh dưỡng đầy đủ nhất cho bé, lưu ý mẹ bỉm hạn chế bảo quản sữa bằng cách đông lạnh vì nhiệt độ thấp sẽ làm mất chất lượng, cũng như độ dinh dưỡng có trong sữa.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sữa công thức giả được sản xuất rất tinh vi kỹ xảo. Vì vậy, bậc cha mẹ phụ huynh phải hết sức thận trọng với các sản phẩm trôi nổi, cha mẹ nên mua ở những cơ sở bán sữa uy tín có sự hướng dẫn bởi bác sĩ và dược sĩ.
Trường hợp mẹ cho con uống lại sữa cũ rất dễ hay xảy ra bởi người mẹ không biết rằng trong sữa thừa đó chứa rất nhiều vi khuẩn, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong môi trường nước ấm và lượng nước bọt của bé có thể trôi theo vào trong sữa thừa làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Trên đây là một số thông tin về sữa công thức mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn cho câu hỏi sữa công thức bao lâu thì tiêu hóa hết cũng như là những điều mà mẹ bỉm cần lưu ý để không xảy ra sai sót trong quá trình chăm sóc em bé.
Xem thêm: