Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Sức khỏe răng miệng: Lấy cao răng nhiều có tốt không?

Ngày 30/10/2022
Kích thước chữ

Lấy cao răng định kỳ là một việc mà nhiều nha sĩ thường khuyến khích chúng ta thực hiện. Tuy nhiên, lấy cao răng nhiều có tốt không? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho thắc mắc trên.

Việc lấy cao răng là một trong những cách giúp hạn chế vi khuẩn phát triển gây các bệnh về răng miệng. Thế nhưng, liệu rằng lấy cao răng nhiều có tốt không? Nhằm giúp các bạn có câu trả lời về vấn đề này, chúng tôi xin có những chia sẻ thông qua nội dung bài viết sau đây.

Vì sao cần đi lấy cao răng? 

Cao răng là những mảng bám, mảnh vụn thức ăn còn sót ở các kẽ răng, sau đó lại bị vôi hóa bởi vi khuẩn, muối canxi carbonat và calcium phosphate có trong nước bọt. Cao răng thường đóng bám và tích tụ thànhmột mảng dày ở các vị trí quanh phần thân và nướu răng. Chúng có màu trắng đục hoặc vàng nâu, không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe răng miệng mà còn gây mất thẩm mỹ.

Việc lấy cao răng định kỳ có tác dụng giúp chúng ta hạn chế những tác hại của cao răng đến sức khỏe răng miệng như:

  • Ngăn ngừa vi khuẩn gây ra mùi hồi khó chịu trong khoang miệng. 
  • Giảm thiểu các nguy cơ mảng bám tính tụ nhiều, dày và lâu ngày gây phá hủy men răng. Từ đó, giúp giảm thiểu tình trạng sâu răng do tổn thương men răng.
  • Hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về miệng ở họng như viêm niêm mạc, viêm họng, viêm amidan, lở miệng. 
  • Tránh tình trạng chảy máu chân răng, ê buốt răng khi ăn uống. 
  • Giảm thiểu nguy cơ tụt nướu làm lộ chân răng. 
  • Hạn chế các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng.
Sức khỏe răng miệng: Lấy cao răng nhiều có tốt không 1 Lấy cao răng định kỳ giúp phòng ngừa các bệnh về răng miệng, hạn chế hôi miệng.

Lấy cao răng nhiều có tốt không? 

Việc thực hiện lấy cao răng là một trong những phương pháp giúp làm sạch các mảng bám ra khỏi bề mặt nướu răng, mang lại nhiều lợi ích cho răng miệng. Tuy nhiên, việc lạm dụng lấy cao răng có thể gây ra những tổn thương đến răng. Lấy cao răng chỉ nên thực hiện định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần. Các bạn còn cần chú ý tới sức khỏe răng miệng, mức độ hình thành cao răng nhiều hay ít để tiến hành lấy cao răng phù hợp.

Sức khỏe răng miệng: Lấy cao răng nhiều có tốt không 2 Lấy cao răng nhiều có tốt không? Bạn chỉ nên lấy cao răng định kỳ 3 - 6 tháng/lần.

Cụ thể hơn, người có men răng sáng bóng, sức khỏe răng miệng tốt, cao răng ít hình thành nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần. Các đối tượng có đặc điểm bề mặt răng nhám, không trơn bóng nên sẽ thức ăn sẽ dễ bám dính và tồn đọng, hoặc người có sở thích uống trà mỗi này, uống cà phê, hút nhiều thuốc lá,... nên lấy cao răng ít hơn 6 tháng/lần.

Những người nên thực hiện lấy cao răng

Dưới đây là một số đối tượng được các nha sĩ khuyến khích nên thường xuyên lấy cao răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất:

  • Người vừa cạo vôi răng dưới 3 - 6 tháng.
  • Người có nhiều mảng bám hoặc vết dính thức ăn nhiều ở phần trên hoặc dưới nướu.
  • Người bị viêm chu nha, viêm nướu do cao răng gây ra.
  • Mẹ bầu đang mang thai nhiều cao răng nên đi làm sạch để tránh các bệnh về răng miệng trong thai kỳ. 
  • Người có cao răng được chỉ định trám răng, nhổ răng, tẩy trắng răng,…
  • Bệnh nhân xạ trị, phẫu thuật cần được vệ sinh răng miệng sạch trước khi điều trị. 

Đối tượng không nên lấy cao răng

Một số trường hợp được khuyên không nên lấy cao răng khi đang mắc phải các vấn đề sau:

  • Người đang bị viêm nha chu cấp, viêm nướu hay viêm nướu hoại tử cấp.
  • Người đang bị đau miệng, không thể tự há miệng.
  • Người không có khả năng thở bằng mũi hoặc có thói quen thở bằng miệng. 
  • Bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề về đường hô hấp trên nên không tự thở bằng mũi như bình thường.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường đang gặp nhiều biến chứng ở nướu.
  • Người bệnh đang bị sốt xuất huyết, hoặc các bệnh lây nhiễm qua tuyến nước bọt.
  • Bệnh nhân mắc chứng máu khó đông.
  • Người không có khả năng kiểm soát, không tự chủ được do mắc các bệnh lý về thần kinh, co giật, động kinh. 

Những điều cần lưu ý sau khi lấy cao răng

Bên cạnh việc thực hiện lấy cao răng định kỳ và phù hợp, bạn cũng cần thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi lấy cao răng:

  • Không nên ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ thức ăn quá thấp hoặc quá cao có thể gây tổn hại đến men răng, khiến răng ê buốt khi ăn uống.
  • Không nên hút thuốc, sử dụng bia rượu hay các loại thực phẩm sẫm màu, nhiều axit như trà, cà phê, nước ngọt, nước ngọt, nước tương, socola,… sau khi lấy cao răng. 
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng nhiều rau củ, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế các thức ăn quá cứng, quá dẻo vì chúng dễ bám vào răng hình thành cao răng.
  • Thực hiện đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. 
  • Khi đánh răng thực hiện chải răng đúng cách. Dùng bàn chải có lông mềm, lực vừa phải, đặt bàn chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Tránh chải răng theo chiều ngang vì có thể làm mòn men răng. 
  • Dùng nước muối sinh lý, chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn nhằm loại bỏ các mảng bám sót lại. 
  • Các bạn nên khám và lấy cao răng định kỳ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Sức khỏe răng miệng: Lấy cao răng nhiều có tốt không 3 Hạn chế ăn đồ nóng hoặc thực phẩm lạnh khi mới lấy cao răng để tránh tổn thương nướu.

Mong rằng với những chia sẻ về việc lấy cao răng nhiều có tốt không sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích. Các bạn hãy cùng theo dõi các bài viết của chúng tôi để có thêm kiến thức giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin