Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tác hại của stress với tim mạch không nên coi thường

Ngày 11/12/2017
Kích thước chữ

Bạn có biết sự nguy hiểm và tác hại của stress với tim mạch? Stress kéo dài có thể làm bạn bị phình động mạch và thậm chí dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Bạn có biết sự nguy hiểm và tác hại của stress với tim mạch? Stress kéo dài có thể làm bạn bị phình động mạch và thậm chí dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Không chỉ khiến tâm trạng của bạn trở nên nặng nề, stress còn được các chuyên gia đánh giá là “sát thủ vô hình” đối với cơ thể. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian ngắn, nó chỉ có một vài ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của bạn nhưng một khi để kéo dài, stress sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cho cơ thể, đặc biệt là các bệnh về tim mạch.

Mối liên hệ giữa stress (căng thẳng) và các vấn đề tim mạch

Căng thẳng tâm lý kích hoạt hệ thần kinh đối giao cảm giải phóng ra adrenaline, norepinephrine và cortisol. Các loại hóc-môn này làm tim đập nhanh hơn, co thắt mạch máu dẫn đến tăng áp lực máu. Một chút adrenaline không phải là điều xấu. Nó giúp bạn thực hiện bài thuyết trình sôi nổi hơn hay hoàn thành nhanh chóng danh sách công việc. Nhưng nếu bạn luôn cảm thấy căng thẳng, chất này sẽ không để cơ thể và trái tim nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, các hóc-môn stress còn phát ra phản ứng kích động làm mạch máu bị tổn thương nhiều hơn. Vùng mạch máu bị ảnh hưởng dễ hình thành các mảng bám, dẫn đến tắc mạch máu. Các nghiên cứu đều cho thấy stress kéo dài gia tăng nguy cơ đau tim và suy giảm hoạt động tim mạch.

Tác hại của stress với tim mạch không nên coi thường 1Người bị stress kéo dài dễ mắc các bệnh về tim mạch như là phình động mạch, nhồi máu cơ tim.

Không nên đánh giá thấp tác hại của stress với tim mạch

Một nghiên cứu vào năm 2012 trên tạp chí “Tim mạch Hoa Kỳ” chỉ ra rằng: người bị stress kinh niên có nguy cơ mắc bệnh phình động mạch vành cao hơn 27% so với bình thường. Đồng thời, các nhà khoa học cũng tính được mức độ nguy hiểm của stress. Stress kéo dài có tác hại bằng với việc tăng 50 mg/dL LDL cholessterol (chất làm tăng xơ cứng động mạch) hay hút hơn 5 điếu thuốc/ngày. Hơn thế nữa, stress thường khiến nhiều người thèm đồ béo, thuốc lá – những chất có hại cho sức khỏe.

Tác hại của stress với tim mạch không nên coi thường 280% ca đau tim là phụ nữ trên 50 tuổi với nguyên nhân chính là xúc động quá độ.

Bài kiểm tra mức độ stress

Bác sỹ thường ít khi hỏi bạn về trạng thái tâm lý khi kiểm tra định kỳ. Vậy làm sao để biết được cơ thể và trái tim của bạn có nguy cơ bị tổn hại hay không? Dưới đây là bài kiểm tra cá nhân phỏng theo công cụ tâm lý “Cân nhận biết stress”. Bài kiểm tra này sẽ giúp đánh giá mức độ căng thẳng bạn gặp trong cuộc sống kể cả khi bạn không nhận ra. Đầu tiên, bạn cần tổng hợp những suy nghĩ và cảm xúc của bạn trong một tháng qua. Sau đó, tự trả lời những câu hỏi sau:

  • Tôi có thường khó chịu vì những tinh huống bất ngờ?
  • Tôi có thường cảm thấy không thể kiểm soát những điều quan trọng trong cuộc sống?
  • Tôi có thường thấy bản thân không giải quyết được những điều mình phải làm?
  • Tôi có thường tức giận vì những điều xảy ra không đúng như dự định?

Nếu đa số câu trả lời của bạn là “thường xuyên” hoặc “rất thường xuyên” thì bạn quả thực đã có một tháng khó khăn, căng thẳng. Dù vậy, kết quả này không có nghĩa là bạn hoặc trái tim của bạn sắp sửa nổ tung. Bài kiểm tra không đo lường bệnh lý mà chỉ giúp bạn nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe tim mạch cho mình.

Tác hại của stress với tim mạch không nên coi thường 3Thực hiện bài kiểm tra “Cân nhận biết stress” để nguyên nhân cùng các điều trị stress hiệu quả.

Cách xoa dịu stress

Bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi chứng căng thẳng kinh niên bằng thiền, thực hiện các bài tập tốt cho trái tim thường xuyên và ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Những thói quen tốt này không chỉ giúp bạn hạn chế lo lắng hàng ngày, mà còn giảm suy nhược về tinh thần chũng như cơ thể. Nếu bạn thấy sư căng thẳng vượt quá mức kiểm soát, hãy tìm đến các bác sỹ tâm lý để nhận được sự điều trị chuyên nghiệp.

Linh Lan

Nguồn: Oprah

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin