Tác hại của việc la mắng con cái mà bố mẹ cần biết
Ngày 11/05/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Có bao giờ bạn tự hỏi tác hại của việc la mắng con cái là gì và với tư cách là cha mẹ, là đấng sinh thành của con, mình cần làm gì trong những lúc con làm sai? Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Trong quá trình nuôi dạy con chắc hẳn là các bậc cha mẹ không tránh khỏi những lúc mất bình tĩnh, tức giận mà la mắng con cái. Thế nhưng bạn có biết tác hại của việc la mắng con cái là gì chưa và liệu điều có nên xảy ra?
Tác hại của việc la mắng con cái bố mẹ cần biết
La mắng con cái tưởng chừng là hành động răn dạy của bậc làm cha mẹ khi thấy con làm sai nhưng ở một mức độ nào đó vượt quá ngưỡng lời nói bình thường thì đây cũng được xem như một hình thức bạo lực lời nói với con nhỏ. Và điều này sẽ mang lại nhiều tác động tiêu cực đến con, cụ thể thì tác hại của việc la mắng con cái là:
Khiến con có gặp nguy cơ trầm cảm
Sỡ dĩ nói tác hại của việc la mắng con cái là vô cùng khôn lường bởi nó không chỉ gây ra những tác động ngắn hạn mà nó còn có thể gây ra những ảnh hưởng về lâu về dài với tâm trí trẻ và điều đó khiến trẻ có nguy cơ gặp phải bệnh trầm cảm. Sự thất vọng, kỳ vọng trong lời lẽ la mắng của cha mẹ sẽ khiến con trở nên áp lực, tự tin, đau khổ. Chính những suy nghĩ đó sẽ khiến tinh thần con suy kiệt, trở nên chống đối hoặc khép kín với cha mẹ và những mối quan hệ xung quanh và dần đi đến tình trạng trầm cảm.
Khiến con có chiều hướng phản ứng ngược
Việc la mắng con cái có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi của cha mẹ rằng con sẽ biết sai và sửa sai mà đôi khi chúng mang lại tác động ngược chiều. Khi bạn la mắng con, thì điều hoàn toàn có thể xảy ra là con của bạn sẽ chống đối lại lời la mắng của bạn bằng cách cải lại hoặc có một số hành động còn tệ hơn. Đây là tâm lý về sự tự lập và ý thức bảo vệ bản thân của trẻ trước những lời chỉ trích.
Khiến IQ của con thấp
La mắng hoặc đánh đập có thể khiến một đứa trẻ có IQ thấp đi. Một số nghiên cứu đã cho thấy những áp lực hay sự sắp đặt từ những lời la mắng của cha mẹ có thể khiến não bộ của trẻ kém phát triển. Những lời la mắng sẽ khiến trẻ bị suy nghĩ tiêu cực vây lấy, từ đó khiến những cơn đau đầu, căng thẳng thần kinh kéo đến và điều này làm ảnh hướng đến khả năng tiếp nhận thông tin, mức độ tập trung của trẻ và kéo chỉ số IQ của trẻ xuống.
Ảnh hưởng đến suy nghĩ và tâm lý sau này của con
Thêm một tác hại của việc la mắng con cái nữa đó là điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và tâm lý sau này của con. Những lời la mắng của cha mẹ suốt thời thơ ấu có thể khiến trẻ mất đi sự tự tin, rụt rè và nghĩ bản thân kém cỏi cho đến sau này. Điều này khiến con trở nên thấp bé trong các mối quan hệ và con đường thăng tiến trong công việc cũng gặp nhiều trắc trở hơn.
Hoặc con cũng có thể học theo cha mẹ, sau này khi con có gia đình, con cũng áp dụng cách dạy con cái của con bằng việc la mắng giống như ba mẹ hiện tại, tệ hơn chúng có thể kéo đến các hành động quá đà hơn như bạo hành.
Nên làm gì khi con phạm lỗi sai?
Đồng ý rằng tác hại của việc la mắng con cái là điều rất đáng nói và cần phải nhìn nhận thật kỹ càng nhưng với cha mẹ, cũng không thể nhìn con phạm lỗi sai mà mình không làm gì. Vậy nên làm gì khi con phạm lỗi sai?
Học cách bình tĩnh hơn khi đối mặt với lỗi sai của con
Mọi người trưởng thành, nhất là những người đã làm cha, làm mẹ thì cần rèn luyện cho mình bản lĩnh khống chế cảm xúc, bình tĩnh trước những tình huống dù không không vui hay không thích. Đặc biệt là khi đối mặt với sai phạm của con cái. Bởi sự tức giận sẽ khiến bạn mất bình tĩnh và buông ra những lời lẽ không hay với con và đương nhiên nó sẽ đem lại những tác hại to lớn như đã nói ở trên.
Tìm hiểu vấn đề bằng cách nói chuyện với con
Thay vì giận dữ, quát tháo và la mắng con mà có thể là sẽ chẳng thu lại hiệu quả nào thì nói chuyện với con là cách giải quyết vấn đề trực tiếp nhất. Hãy trò chuyện với con một cách bình tĩnh, tôn trọng con, đứng ở nhiều lập trường và thật sự thấu hiểu hành động của con để đưa ra lời khen, chê và lời khuyên cho con.
Đưa ra quy tắc và hình thức kỷ luật khi phạm lỗi
Việc hướng dẫn con nên và không nên làm gì cũng như đưa ra một quy tắc, hình thức kỷ luật cụ thể ngay từ đầu sẽ giúp con nhận thức rõ được phép và không được phép làm gì. Biết khi nào bản thân đang sai và chịu trách nhiệm với lỗi sai của mình như quy định trước đó đã thỏa thuận với ba mẹ.
Giáo dục con cái như thế nào?
Để tránh la mắng con cái dẫn đến những tác hại của việc la mắng con cái nói trên thì điều cần làm là giáo dục con cái ngay từ nhỏ. Để con có hiểu biết, có tư duy, hiểu đạo đức, pháp luật và kỷ luật.
Ngoài việc cho con đến trường lớp, nhận sự giáo dục từ thầy cô giáo thì sự quan tâm của gia đình, bố mẹ là điều không thể thiếu. Môi trường sống cũng có tác động không nhỏ đến quá trình phát triển và suy nghĩ của con. Do đó cha mẹ nên dành thời gian nhiều hơn cho con, nói chuyện, tâm sự, làm bạn với con để thấu hiểu, từng bước hướng dẫn con làm một người tốt và kịp thời đưa con quay lại quỹ đạo đúng khi con có dấu hiệu "chệch đường ray".
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về những tác hại của việc la mắng con cái mà bố mẹ cần lưu ý. Ông bà ta có câu “thương cho roi cho rọt” nhưng các bậc phụ huynh hãy lưu ý sẽ dụng phương pháp này đúng cách, tiết chế và phù hợp với thời dại và môi trường sống của con. Đừng để tình yêu thương của mình bị vùi lấp dưới những lời la mắng trong cơn giận dữ bởi tác hại của việc la mắng con cái là điều không thể xem thường. Cuối cùng, chúc tất cả các bật phụ huynh thành công trên con đường giáo dục con cái!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.