Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tác hại khi ăn vỏ chanh, thực hư thế nào?

Ngày 30/07/2023
Kích thước chữ

Chanh được coi như loại dược liệu tuy giá rẻ nhưng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chanh dùng được cả nước cốt và phần vỏ. Nếu bạn muốn sử dụng vỏ chanh để cải thiện sức khỏe, thì chắc chắn tác hại khi ăn vỏ chanh là vấn đề bạn cần quan tâm.

Quả chanh và những công dụng của nó đã được nhiều người biết đến và khai thác mỗi ngày. Nước cốt chanh có thể dùng trong nấu ăn, pha chế đồ uống, làm sạch. Vỏ chanh chứa tinh dầu có lợi cho sức khỏe cũng được dùng để nấu nước uống hoặc làm bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, có nhiều người lo lắng về tác hại khi ăn vỏ chanh. Thực hư điều này thế nào? Mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Thành phần dinh dưỡng trong vỏ chanh

Chanh là loài thực vật được trồng phổ biến ở nước ta, vừa làm cây thực phẩm, vừa làm dược liệu. Ở các vùng nông thôn, hầu như trong vườn của gia đình nào cũng trồng loại cây này. Thậm chí các gia đình ở thành phố, dù quỹ đất chật chội nhưng nhiều gia đình cũng muốn trồng một cây chanh.

Chanh dùng được cả lá và quả. Quả chanh khi xanh có màu xanh, khi chín chuyển màu vàng. Hiện nay có 2 loại chanh xanh và chanh vàng, đều tốt cho sức khỏe. Điều đặc biệt, trái chanh có thể sử dụng được cả phần nước cốt bên trong lẫn phần vỏ bên ngoài. Vỏ chanh cũng là một vị thuốc tốt cho sức khỏe.

tac-hai-khi-an-vo-chanh-2.jpg
Vỏ chanh được xem như một loại dược liệu

Vỏ chanh chiếm khoảng 20% trọng lượng quả. Trong vỏ chanh có chứa tinh dầu và nhiều thành phần dinh dưỡng khác như vitamin C, kali, canxi, magie, chất xơ hòa tan pectin, các hợp chất chống oxy hóa như naringin, hesperidin, diosmin, neohesperidin,... Trong Đông y, vỏ chanh là dược liệu có tính ấm, mùi thơm, vị đắng, hơi cay. Nó có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, giảm ho và giảm cảm giác buồn nôn.

Theo y học hiện đại, cứ trong 6g vỏ chanh lại có chứa 3 calo, 1g carb, 1g chất xơ. Đặc biệt, chỉ 6g vỏ chanh có thể cung cấp 9% lượng vitamin C mà cơ thể cần mỗi ngày. Trong vỏ chanh không chứa các thành phần gây hại cho sức khỏe. Vậy thực hư chuyện tác hại khi ăn vỏ chanh thế nào?

Tác hại khi ăn vỏ chanh, thực hư thế nào?

Vỏ chanh được sử dụng trong đời sống theo nhiều cách khác nhau. Chúng ta có thể dùng vỏ chanh làm nước sốt hoặc nước chấm cho một số món ăn. Bạn cũng có thể thêm nó vào món ăn như một loại gia vị trong quá trình chế biến. Đôi khi, vỏ chanh cũng được sử dụng để làm bánh. Cách uống nước vỏ chanh cũng đang được nhiều người áp dụng hàng ngày. Chúng ta có thể sử dụng vỏ chanh ở cả dạng tươi và khô.

tac-hai-khi-an-vo-chanh-4.jpg
Nôn ói do ngộ độc thực phẩm

Ngoài các công dụng đối với sức khỏe, dùng quá nhiều vỏ chanh một lúc cũng mang đến những tác dụng phụ không mong muốn. Thực tế đã ghi nhận các phản ứng phụ khi dùng quá nhiều vỏ chanh và dùng không đúng cách như:

  • Người dùng bị cồn cào ruột, ợ nóng liên tục.
  • Có trường hợp ghi nhận mòn răng khi dùng nhiều vỏ chanh.
  • Vỏ chanh kích thích tiểu tiện, khiến người dùng đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Một số ít trường hợp có cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói sau khi dùng vỏ chanh.
  • Cá biệt, có những trường hợp vô tình mua phải chanh bị phun thuốc bảo vệ thực vật mà không biết dẫn đến ngộ độc.

Như vậy, các tác hại khi ăn vỏ chanh thực chất là những tác dụng phụ khi dùng quá liều, dùng không đúng cách hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cách đảm bảo an toàn khi ăn vỏ chanh

Để hạn chế tác hại và tác dụng phụ khi ăn vỏ chanh, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Bạn cần đảm bảo mua được những trái chanh tươi sạch, không có hóa chất bảo vệ thực vật hay chất bảo quản.
  • Trước khi ăn hoặc dùng vỏ chanh nấu nước uống, bạn cần rửa sạch và ngâm chanh trong nước muối hoặc baking soda khoảng 10 phút.
  • Với vỏ chanh tươi, bạn không nên dùng quá 20g mỗi ngày. Với vỏ chanh khô, bạn không nên dùng quá 10g mỗi ngày để tránh tác dụng phụ.
  • Những người có tiền sử bệnh liên quan đến dạ dày, phụ nữ mang thai và cho con bú, người đang mắc bệnh lý hoặc người có sức khỏe yếu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Không nên ăn hoặc uống vỏ chanh khi bụng quá no hoặc quá đói để tránh việc dạ dày bị kích thích.
tac-hai-khi-an-vo-chanh-3.jpg
Vỏ chanh chỉ thực sự tốt khi bạn dùng đúng cách

Công dụng của vỏ chanh chưa nhiều người biết đến

Không phải vô cớ nhiều người sử dụng vỏ chanh hàng ngày để chăm sóc sức khỏe. Có thể kể đến một số công dụng của vỏ danh như:

  • Trong vỏ chanh có chứa đến 22 hợp chất có tác dụng phòng ngừa ung thư. Trong đó, có 2 hợp chất quan trọng nhất là chất kháng ung thư tự nhiên Salvestrol Q40 và Limonene. Thậm chí Limonene còn được khoa học chứng minh là hiệu quả hơn rất nhiều so với hóa chất Adriamycin vẫn được dùng để điều trị ung thư. Đến đây, bạn đã có thể giải tỏa những lo lắng liên quan đến tác hại khi ăn vỏ chanh rồi chứ?
  • Vitamin C trong vỏ chanh có nhiều tác dụng từ kháng khuẩn, làm sạch khoang miệng, ngừa viêm nướu, chữa hôi miệng cho đến tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Canxi trong vỏ chanh tốt cho xương và răng, góp phần vào việc phòng ngừa cách bệnh liên quan đến xương và răng do thiếu canxi.
  • Kali trong vỏ chanh tốt cho huyết áp. Chất chống oxy hóa có trong vỏ chanh có tác dụng giảm cholesterol trong máu. Hợp chất polyphenol trong vỏ chanh giúp kiểm soát chất béo trong cơ thể. Vì vậy, việc ăn vỏ chanh cũng góp phần củng cố sức khỏe hệ tim mạch.
  • Tinh dầu vỏ chanh có mùi hương vô cùng dễ chịu. Nó tốt cho hệ thần kinh nên có tác dụng giảm triệu chứng say tàu xe, mang đến cảm giác thư giãn và dễ chịu.
  • Ăn hoặc uống nước vỏ chanh cũng là một cách để thải độc cơ thể, tăng bài tiết các chất độc hại qua đường nước tiểu.
tac-hai-khi-an-vo-chanh-5.jpg
Vỏ chanh xanh hoặc vỏ chanh vàng đều tốt cho sức khỏe

Cách dùng vỏ chanh chữa bệnh

Vỏ chanh được coi như một dược liệu dân gian vì có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu quan tâm đến cách dùng vỏ chanh chữa bệnh, bạn có thể tham khảo bài thuốc sau:

  • Bài thuốc chữa sốt cao, co giật: Dùng vỏ chanh giã nát, gói vào vải sạch và đánh gió khắp cơ thể.
  • Lấy phần xốp trắng ở mặt trong vỏ chanh để cầm máu và cầm tiêu chảy.
  • Dùng 12g vỏ chanh, 10g cây me đất hoa vàng, 8g lá hẹ, 8g lá xương sông, 5g hạt mướp đắng, 2g phèn chua, 2 thìa đường sắc cùng nhau lấy nước uống để chữa ho.
  • Chữa sâu răng bằng nước thuốc nấu từ: 12g vỏ chanh tươi, 10g rễ cà dại, 10g vỏ cây lai, 10 vỏ cây trám. Sau khi sắc lấy nước thuốc cô đặc, bạn cùng để ngậm và súc miệng hàng ngày.
  • Vỏ chanh nấu cùng lá bưởi, lá chanh, hương nhu, cúc tần, bạc hà, sả tươi để làm nước xông, chữa nhức đầu cảm cúm.

Với những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn phần nào gạt đi nỗi lo lắng về tác hại khi ăn vỏ chanh. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng vỏ chanh với lượng phù hợp hàng ngày. Một số cách ăn vỏ chanh được mọi người áp dụng như thêm vào bánh quy, salad, sữa chua, món nướng; dùng để pha trà; trộn gia vị hoặc nước sốt cho các món ăn,... Hãy sử dụng vỏ chanh đúng cách để khai thác hết công dụng của dược liệu này bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin