Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh và lưu ý cho mẹ không nên bỏ qua

Ngày 19/07/2022
Kích thước chữ

Tắc tia sữa nên chườm nóng là câu hỏi đặt ra ở các diễn đàn mẹ bé khá phổ biến mà chúng tôi đã thu thập được trong thời gian gần đây. Một trong những giải pháp khắc phục cho vấn đề này là chườm khăn.

Tắc tia sữa là một trong những tình trạng rất phổ biến với các mẹ sau sinh. Vì thế có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng hiệu quả nên các mẹ đã truyền tai nhau chia sẻ. Một trong những phương pháp không thể không nhắc tới đó là chườm. Cụ thể việc tắc tia sữa thì nên chườm nóng hay lạnh. Cần có những lưu ý gì cho mẹ khi thực hiện việc này tại nhà. Tham khảo bài viết này để biết thêm thông tin nhé.

Tắc tia sữa là bệnh gì?

Tắc tia sữa là hiện tượng sữa bị tắc nghẽn vì ống dẫn bị bịt kín hoặc chèn ép khiến sữa không thể thoát ra ngoài. Lâu ngày, lượng sữa bị tắc sẽ bị đông hình thành các cục cứng to, khiến ngực của mẹ đau nhức và ngày càng sưng to hơn. Tắc tia sữa nếu không được khai thông sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ như u xơ tuyến vú, viêm vú, áp xe vú,...

Viêm tuyến vú do bị tắc tia sữa

Viêm tuyến vú do bị tắc tia sữa

Tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh?

Để có thể trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta cần hiểu rõ về các phương pháp chườm nóng và chườm lạnh được thực hiện như thế nào?

Tắc tia sữa chườm lạnh 

Chườm lạnh là phương pháp dùng nước lạnh, khăn lạnh, đá lạnh,... có nhiệt độ dưới 15 độ C để chườm vào vị trí tổn thương với mục đích:

  • Hạ thân nhiệt;
  • Giảm xung huyết cục bộ;
  • Giảm đau đối với người bị chấn thương.

Với câu có nên chườm lạnh khi bị tắc tia sữa không, phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với các mẹ bị chấn thương ở vùng ngực không may bị tắc tia sữa. Chẳng hạn như ngực bị sưng tấy, tụ máu, phù nề do tác động từ ngoại lực, thì phương pháp này chính là sự lựa chọn lý tưởng giúp giảm sưng đau hiệu quả.

Dù vậy, với vấn đề tắc sữa thì chúng ta vẫn nên hạn chế chườm lạnh. Bởi chườm lạnh không có nhiều tác dụng trong việc điều trị tắc tia sữa mà ngược lại còn khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn. 

Mẹ bị tắc tia sữa do chườm lạnh

Mẹ bị tắc tia sữa do chườm lạnh

Cụ thể, khi tắc tia sữa mà chườm lạnh thì chất béo của sữa trong vú sẽ bị đông lại, mạch máu không được lưu thông gây tắc nghẽn ống dẫn sữa. Điều này khiến tình trạng tắc tia sữa càng nghiêm trọng hơn thậm chí gây căng tức vùng ngực cho các mẹ.

Tắc tia sữa chườm nóng

Đây là một phương pháp phổ biến và được sử dụng trong trường hợp như các cơn đau mãn tính hoặc chấn thương sau 48 giờ. Nếu bạn băn khoăn tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh, câu trả lời cho mục đích của việc chườm nóng là:

  • Làm giãn các động mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ;
  • Có công dụng giảm co thắt;
  • Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn;
  • Giảm đau với các chứng đau mãn tính.

Vì thế, khi bị tắc tia sữa bạn nên chườm nóng để cải thiện và khắc phục tình trạng này. Việc chườm nóng khi tắc tia sữa có các lợi ích sau:

  • Giúp tan khối sữa bị đông lại, giúp sữa trong bầu vú lưu thông tốt hơn;
  • Giãn mạch máu của ống dẫn sữa;
  • Thúc đẩy việc máu được lưu thông nhanh chóng đến các vùng tổn thương;
  • Tăng sự tuần hoàn hiệu quả hơn;
  • Thả lỏng cơ và dây chằng;
  • Giảm sưng, đau cho mẹ nhờ công dụng làm giãn ống dẫn sữa, giúp giảm căng tức ngực;
  • Giảm sự kích thích của các dây thần kinh;
  • Kích thích sữa mẹ đều và nhiều hơn.

Tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh

Tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh

Từ những ích lợi trên, chườm nóng được xem là một phương pháp điều trị tắc sữa hiệu quả. Giúp cho khí huyết lưu thông, việc kết hợp chườm nóng với các phương pháp điều trị tắc tia sữa sẽ mang đến hiệu quả đáng kể.

Hướng dẫn chườm nóng khi mẹ bị tắc tia sữa

Có nhiều cách để chườm nóng khi bị tắc tia sữa, bạn có thể sử dụng một chiếc khăn lông nhúng nước nóng sau đó vắt khô hoặc dùng túi chườm nóng. Cho nước ấm vào một chiếc bình, tắm bằng nước nóng để tiện cho việc chườm lên vùng ngực. Một lưu ý khi chườm nóng là nên chú ý nhiệt độ của túi chườm, độ nóng cần trên 40oC, chườm nhẹ nhàng trên vùng bị đau nhức. Không nên chườm trong thời gian dài, tối đa chỉ 20 phút, vì chườm lâu có thể khiến da bị kích ứng, bỏng da.

Phương pháp kết hợp chườm nóng giúp chữa tắc tia sữa

Tắc tia sữa khiến mẹ khó khăn trong khi cho con bú. Ngực của mẹ khó chịu và ra sữa không đều. Lúc này ngoài việc mẹ nên quan tâm đến vấn đề tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh thì còn tham khảo một số phương pháp kết hợp khác để thúc đẩy sự thông tia sữa nhanh hơn để bé yêu ăn ngon hơn.

  • Day ép ngực: Dùng 2 tay vừa ép vừa day ngực theo vòng tròn khoảng 20 - 30 lần và ngược lại. Lực ép sẽ làm tan các cục sữa và đẩy chúng ra vị trí bị tắc
  • Dùng máy hút sữa: Lực hút của máy hút sữa tạo áp lực kéo sữa thừa và khối sữa đông nhỏ ra ngoài, giúp dòng chảy sữa lưu thông tốt hơn.
  • Vật lý trị liệu hoặc đèn hồng ngoại: Được chỉ định điều trị tại bệnh viện, ưu điểm là nhanh chóng xử lý được vấn để. Tuy nhiên, phương pháp này tốn nhiều chi phí hơn các phương pháp trên.

Lưu ý khi thực hiện chườm nóng thông tắc tia sữa tại nhà

Chườm nóng để chữa tắc tia sữa được đánh giá là phương pháp hiệu quả với điều kiện mẹ thực hiện đúng và đủ. Sau đây là một vài lưu ý khi mẹ thực hiện để đạt kết quả tốt:

  • Không nên chườm ở nhiệt độ quá cao, nhiệt độ lý tưởng 40 - 60oC, vì mô ngực mỏng, nếu tiếp xúc nhiệt độ quá cao thì có thể sưng đỏ, bỏng rát.
  • Nên kết hợp massage nhẹ nhàng trong khi chườm, không day quá mạnh vì có thể khiến vỡ nang sữa, tình trạng ứ tắc nặng hơn.
  • Có thể dùng kết hợp một số bài thuốc dân gian khác như lá đinh lăng, bồ công anh,...

Lưu ý, khi tình trạng này kéo dài hơn 3 ngày, mẹ đã chườm nóng và dùng mọi cách nhưng không có kết quả thì mẹ hãy đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và có phương án điều trị phù hợp.

Như vậy, với vấn đề tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh thì chúng ta đã có câu trả lời là nên chườm nóng. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể mang lại cho bạn kết quả tốt khi thực hiện tại nhà.

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin