Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có thể duy trì được nguồn sữa dồi dào như giai đoạn ngay sau khi sinh. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ tới các mẹ các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, các chuyên gia đề nghị rằng trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất sáu tháng đầu đời và tiếp tục kết hợp với ăn dặm cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng thiếu sữa hoặc mất sữa, dẫn đến sự gián đoạn dinh dưỡng cho con. Hiểu rõ các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ sẽ giúp các bà mẹ ngăn chặn tình trạng này và duy trì nguồn sữa dồi dào cho con.
Giảm tiết sữa mẹ là tình trạng khi lượng sữa mẹ sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Điều này có thể xảy ra ngay từ đầu hoặc sau một thời gian cho con bú. Các dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị giảm tiết sữa bao gồm:
Nhiều yếu tố trong cuộc sống hàng ngày, chế độ ăn uống và tình trạng tinh thần của người mẹ có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ. Dưới đây là các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ phổ biến nhất.
Sau khi sinh, người mẹ phải chăm sóc con cái, quản lý gia đình và đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe và tài chính, gây ra căng thẳng và mệt mỏi. Đây là một trong các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ phổ biến nhất.
Để giảm căng thẳng, người mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, chia sẻ công việc với người thân, đặc biệt là nhận được sự hỗ trợ và động viên từ người chồng để tránh stress, trầm cảm sau sinh.
Sau sinh, sức khỏe của nhiều mẹ bị suy giảm, dễ mắc các bệnh như viêm họng, bệnh cảm cúm và sốt. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn tác động tiêu cực đến việc sản xuất sữa.
Khi bị bệnh, nhiều mẹ phải dùng thuốc điều trị, dẫn đến việc phải ngưng cho con bú trong một thời gian. Việc này làm giảm kích thích tiết sữa, có thể dẫn đến mất sữa khi quay lại cho con bú.
Đây là một trong các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ, chính vì thế phụ nữ sau sinh được khuyến cáo hạn chế hoặc bỏ hoàn toàn các chất kích thích như:
Trong thời gian cho con bú, nếu mẹ cần dùng thuốc điều trị chứa các chất như estrogen, testosterone, ergotamin, progestin, pseudoephedrine thì việc tiết sữa có thể bị ảnh hưởng. Nhiều mẹ dùng thuốc tránh thai chứa estrogen cũng gặp tình trạng giảm tiết sữa, nên chỉ sử dụng thuốc tránh thai chứa progesterone.
Ngoài ra, một số loại thảo dược như rau mùi tây, rau bạc hà và rau thơm trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một trong các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ..
Giảm tiết sữa ở mẹ thường có liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lý, đặc biệt là đối với những mẹ ăn kiêng sớm với mục đích lấy lại vóc dáng và giảm cân.
Ngoài ra, giảm tiết sữa còn có thể xuất phát từ các vấn đề bệnh lý kèm theo các triệu chứng như đau nhức vùng vú, sưng vú. Trong trường hợp này, mẹ nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác và có biện pháp điều trị kịp thời.
Việc hiểu rõ và kiểm soát các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ sẽ giúp các bà mẹ duy trì nguồn sữa dồi dào và đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho con.
Sau khi sinh, sữa non đã sẵn có trong bầu vú của mẹ trong khoảng 40 giờ đầu, nhưng phải từ 2 - 3 ngày sau sinh sữa mẹ mới bắt đầu về. Để tăng cường tiết sữa và duy trì lượng sữa ổn định cho trẻ, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
Sữa non là nguồn dinh dưỡng giàu nhất cho bé, tồn tại trong bầu sữa mẹ khoảng 48 giờ sau sinh. Vì vậy, mẹ nên cho con bú sớm trong khoảng thời gian này để bé nhận được dinh dưỡng tốt nhất và kích thích tuyến sữa hoạt động, từ đó sữa sẽ về dồi dào và đều đặn hơn. Nếu không thể cho con bú ngay sau khi sinh, mẹ nên vắt sữa trong vài giờ đầu. Lực hút sữa sẽ giúp kích thích tuyến sữa hoạt động, sản xuất sữa nhờ vào hormone prolactin và oxytocin. Trong trường hợp bị giảm tiết sữa, mẹ có thể dùng tay vắt nhẹ nhàng mỗi 1 - 2 giờ để thúc đẩy quá trình tiết sữa.
Việc trẻ bú mẹ kích thích não bộ sản xuất hormone oxytocin, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất sữa. Hướng dẫn trẻ bú đúng cách không chỉ giúp sữa mẹ xuống đều hơn mà còn giảm đau đớn cho cả mẹ và bé. Để dạy cho con bú đúng, mẹ nên để đầu vú chạm vào môi trên của trẻ, trẻ sẽ tự phản xạ há miệng để ngậm núm vú. Không nên ép khi trẻ không muốn bú, vì điều này có thể khiến trẻ cắn ti mẹ khi đến thời điểm mọc răng.
Tinh thần khỏe mạnh và tích cực là yếu tố quan trọng để cơ thể sản xuất sữa tốt hơn. Do đó, mẹ nên cố gắng giữ tâm lý thoải mái, thường xuyên vui đùa cùng con và nghỉ ngơi nhiều hơn nếu cảm thấy căng thẳng hoặc mệt mỏi quá mức.
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ về các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các mẹ nhận biết và khắc phục kịp thời, duy trì nguồn sữa dồi dào và đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho bé yêu của mình.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.