Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong trường hợp phát hiện viêm tuyến vú, phương pháp điều trị thường bao gồm việc sử dụng kháng sinh để ngăn chặn vi khuẩn, các thuốc chống viêm và massage vú để kích thích sự lưu thông và vắt sữa tích cực. Vậy, viêm tuyến sữa uống kháng sinh gì? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây.
Viêm tuyến sữa là một tình trạng phổ biến thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn cho con bú gây đau đớn, sốt cao ở người bệnh. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị kịp thời, hầu hết các trường hợp viêm tuyến vú ở phụ nữ đều có thể chữa khỏi mà không để lại hậu quả nào. Các loại thuốc được sử dụng điều trị viêm tuyến sữa thường không hoặc có ít tác động đến sản lượng và chất lượng sữa mẹ. Vậy, viêm tuyến sữa uống kháng sinh gì?
Trước khi tìm hiểu viêm tuyến sữa uống kháng sinh gì chúng ta cùng xem đây là bệnh như thế nào? Viêm tuyến sữa là một tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong mô vú, thường xuất hiện khi phụ nữ đang cho con bú. Mặc dù thường gặp ở những người mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng ngày nay, những người phụ nữ khác như người mắc bệnh tiểu đường, có hệ miễn dịch yếu hoặc người vừa phẫu thuật vú cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Các nguyên nhân của viêm tuyến sữa thường là do kỹ thuật cho con bú không đúng, gây tắc sữa trong vú và dẫn đến viêm nhiễm. Những yếu tố bên ngoài khác cũng có thể góp phần như mặc áo lót quá chật, sử dụng vải không thoáng khí hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn cho mẹ và bé. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào vú thông qua các vết nứt trên núm vú hoặc qua lỗ mở của ống dẫn sữa, tạo điều kiện cho sự phát triển của chúng trong môi trường sữa ứ đọng. Ngoài ra, viêm tuyến vú cũng có thể xuất phát từ các bệnh như viêm vú mãn tính hoặc ung thư biểu mô viêm.
Viêm tuyến sữa uống kháng sinh gì là thắc mắc của rất nhiều người. Sau khi các mẹ đã thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc thăm khám lâm sàng để xác định liệu bạn có mắc viêm tuyến sữa không. Dựa trên kết quả của các xét nghiệm và đánh giá tổng quan về tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng phù hợp.
Viêm tuyến sữa uống kháng sinh gì? Thường thì, những trường hợp viêm tuyến sữa nhẹ có thể không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Thay vào đó, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc Ibuprofen, đây là những loại thuốc an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.
Nếu bạn đang cho con bú và bị viêm tuyến sữa, không nên ngừng cho con bú. Việc này có thể giúp thông tuyến sữa, tránh tắc nghẽn và giảm tình trạng viêm tuyến sữa. Nếu cần, bạn có thể sử dụng máy hút sữa để hút sạch sữa từ vú. Dù sữa tiết ra từ vú bị viêm không gây hại cho trẻ em vì vi khuẩn gây viêm thường xuất phát từ miệng của em bé nhưng bạn nên tránh cho bé bú từ vú bị viêm khi bị áp xe.
Để giảm đau, bạn có thể sử dụng gạc ấm trước và sau khi cho con bú. Đồng thời, hãy duy trì việc uống nhiều nước và ăn uống đủ calo cần thiết khi đang cho con bú để duy trì sức khỏe.
Trong trường hợp viêm tuyến sữa không áp xe, bác sĩ thường chỉ định sử dụng kháng sinh uống như Dicloxacillin, Cephalexin và một số loại khác.
Tuy nhiên, nếu bạn mắc viêm vú mãn tính, tình trạng này thường phức tạp hơn và dễ tái phát. Nếu sau khi điều trị bằng kháng sinh mà tình trạng viêm không cải thiện hoặc có dấu hiệu xuất hiện ổ áp xe sâu, có thể bác sĩ sẽ đề xuất phẫu thuật. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần nhập viện để được điều trị kháng sinh qua tĩnh mạch và theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh thắc mắc viêm tuyến sữa uống kháng sinh gì thì chị em cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.
Để tránh khả năng mắc viêm tuyến vú, các mẹ cần tuân thủ các biện pháp phòng tránh sau:
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ thông tin về các loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị viêm tuyến sữa. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc viêm tuyến sữa uống kháng sinh gì và hiểu rõ hơn về cách điều trị, chăm sóc sức khỏe của bản thân.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.