Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia có thể ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ và là dấu hiệu quả tắc tia sữa. Bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ sơ sinh, nhưng không phải lúc nào quá trình tiết sữa cũng diễn ra thuận lợi. Một số mẹ gặp tình trạng sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia, gây khó khăn trong việc cho con bú. Nếu không khắc phục kịp thời, mẹ có thể bị giảm nguồn sữa, bé bú không đủ no và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng này.
Theo International Breastfeeding Journal, 30 - 40% mẹ gặp vấn đề về dòng chảy sữa trong những tuần đầu sau sinh. Vậy nguyên nhân của tình trạng sữa chảy nhỏ giọt không thành tia là gì?
Sữa có thể bị tắc một phần trong ống dẫn sữa, khiến dòng sữa chảy chậm và ít. Nguyên nhân tắc tia sữa nhẹ có thể là do bé bú không hết, sữa đặc hoặc có cặn, cơ địa mẹ có ống dẫn sữa hẹp, mẹ bị viêm tuyến vú…
Oxytocin là hormone kích thích phản xạ phun sữa. Nếu mẹ căng thẳng, lo lắng hoặc mệt mỏi, lượng oxytocin tiết ra sẽ giảm. Theo nghiên cứu từ La Leche League International, mẹ bị căng thẳng có thể giảm phản xạ phun sữa tới 30%.
Không phải lúc nào bé cũng bú đúng khớp ngậm. Khi bé không ngậm đúng, lực hút không đủ mạnh để kích thích dòng sữa. Bé bú không đúng có thể làm một số ống dẫn sữa có thể bị nén hoặc chèn ép sai cách, làm dòng sữa chảy không đều. Lâu ngày, tình trạng này có thể dẫn đến ứ đọng sữa, tắc tia sữa nhẹ hoặc giảm tiết sữa.
Mẹ không uống đủ nước hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn có thể làm giảm sản xuất sữa. Ngoài ra, một số mẹ có tiền sử rối loạn nội tiết hoặc từng phẫu thuật tuyến vú cũng có thể gặp khó khăn trong việc tiết sữa.
Giai đoạn đầu sau sinh, sữa mẹ có thể chưa về nhiều, khiến dòng sữa yếu. Sau sinh mổ, mẹ thường phải sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc co hồi tử cung. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến phản xạ tiết sữa, làm sữa ra ít hoặc chỉ nhỏ giọt thay vì chảy thành tia. Ngoài ra, mẹ sinh mổ chậm da kề da với bé và cho bé bú muộn khiến phản xạ tiết sữa yếu hơn so với mẹ sinh thường.
Sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia khiến bé phải bú lâu hơn nhưng không no, dẫn đến quấy khóc và bỏ bú. Mẹ cảm thấy căng tức ngực, khó chịu dù bé vừa bú xong. Điều này cũng có thể làm giảm nguồn sữa theo thời gian. Dưới đây là những cách hiệu quả giúp cải thiện dòng sữa:
Chườm ấm ngực trước khi cho bé bú giúp giãn nở ống dẫn sữa, giúp sữa chảy dễ hơn. Mẹ có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm đặt lên bầu ngực trong 10 - 15 phút. Sau khi chườm ấm, mẹ nên massage ngực nhẹ nhàng theo chiều từ ngoài vào trong để kích thích dòng chảy sữa. Theo nghiên cứu từ Journal of Human Lactation, massage ngực trước khi bú giúp tăng hiệu quả phun sữa lên đến 78%.
Bú đúng khớp ngậm là khi bé há miệng rộng, ngậm sâu toàn bộ quầng vú chứ không chỉ đầu ti. Cằm bé chạm vào ngực mẹ, môi dưới mở rộng, lưỡi đặt dưới ti mẹ để hút sữa hiệu quả. Ngoài ra, cho bé bú đều cả hai bên ngực để kích thích cả hai tuyến sữa hoạt động.
Oxytocin là hormone chịu trách nhiệm chính cho phản xạ phun sữa. Căng thẳng hoặc lo lắng có thể làm giảm hormone này. Theo đó, để kích thích phản xạ phun sữa, mẹ nên thư giãn, thực hành hít thở sâu, giữ tinh thần thoải mái trước khi cho bé bú. Mẹ có thể dùng tay kích thích nhẹ đầu ti hoặc sử dụng máy hút sữa ở chế độ massage trước khi cho bé bú để hỗ trợ dòng sữa chảy mạnh hơn.
Thiếu nước có thể làm sữa đặc hơn, khó tiết ra, gây tắc tia sữa. Nước ấm vừa giúp làm loãng bớt sữa, vừa giúp giãn nở ống dẫn sữa, tạo điều kiện để sữa chảy dễ dàng hơn. Mẹ nên uống 2 - 2.5 lít nước/ngày, ưu tiên nước ấm. Các loại thức uống lợi sữa như nước lá đinh lăng, chè vằng, sữa nóng cũng có công dụng duy trì nguồn sữa ổn định.
Trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ nên tăng cường tiêu thụ thực phẩm lợi sữa như: Rau ngót, thì là, rau mồng tơi, cá chép, hạt mè đen, đu đủ xanh, chuối sứ… Theo American Journal of Clinical Nutrition, việc bổ sung thực phẩm lợi sữa giúp cải thiện chất lượng và số lượng sữa mẹ ở 80% trường hợp.
Sữa mẹ chảy yếu có thể khắc phục bằng nhiều biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, mẹ cần đến bác sĩ để được thăm khám. Theo International Breastfeeding Journal, khoảng 10 - 15% mẹ sau sinh gặp vấn đề về dòng chảy sữa do nguyên nhân bệnh lý. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo mẹ không nên bỏ qua:
Sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia có thể khiến bé bú khó khăn và làm giảm nguồn sữa mẹ. Hiểu rõ nguyên nhân giúp mẹ có giải pháp hiệu quả để cải thiện dòng chảy sữa. Nếu tình trạng không cải thiện sau khi thông tắc tia sữa tại nhà, mẹ nên tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.