Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Tại sao cơ thể lại bị phù nề? Các biện pháp khắc phục

Ngày 16/09/2023
Kích thước chữ

Nếu một bộ phận trên cơ thể bạn đột nhiên sưng tấy hoặc sưng húp thì đó là do tình trạng giữ nước chứ không phải vì bạn tăng cân. Đây là tình trạng phổ biến còn được gọi là phù nề. Cùng Long Châu tìm hiểu về tình trạng này nhé.

Cơ thể ai cũng có thể xảy ra tình trạng phù nề, nhưng nhóm người có nguy cơ cao nhất là người đang mang thai và người lớn tuổi. May mắn là chúng ta có thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống và thuốc phù hợp với cơ thể.

Phù nề là gì?

Phù nề là tình trạng sưng tấy do sự tích tụ chất lỏng trong mô cơ thể. Các nhà khoa học cho hay: “Tình trạng sưng tấy sẽ dần trở nên rõ hơn và to hơn do lượng nước dư thừa ở khu vực đó.”

Tại sao cơ thể lại bị phù nề? Các biện pháp khắc phục 1
Phù nề gây nên tình trạng sưng tấy khi chất lỏng dư thừa tích tụ trong các mô cơ thể

Tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trên cơ thể bạn, chẳng hạn như ở chân hoặc cả trên mặt.

Cơ thể con người có một cơ chế để kiểm soát lượng chất lỏng, nhưng thận là cơ quan chính của vai trò này. Công việc chủ yếu của nó là lọc máu và duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể.

Nguyên nhân bị phù nề

Nguyên nhân phổ biến nhất gây giữ nước trong cơ thể là:

  • Ngồi một tư thế trong thời gian dài;
  • Ăn nhiều muối;
  • Đang trong thai kỳ;
  • Thay đổi nội tiết tố;
  • Một số thuốc như thuốc lợi tiểu để kiểm soát huyết áp tăng.
Tại sao cơ thể lại bị phù nề? Các biện pháp khắc phục 2
Ăn nhiều muối có thể là một trong những lí do gây phù nề

Ngoài ra, còn có một số tình trạng cơ bản như:

  • Suy tim: Khi tim không thể bơm máu, thì tình trạng sưng tấy sẽ xảy ra ở chi dưới như là chân, mắt cá chân và bàn chân. Cuối cùng sự tích tụ sẽ chuyển dần lên phổi.
  • Suy thận: thận là bộ phận có nhiệm vụ lọc máu và kiểm soát lượng chất lỏng trong cơ thể. Nếu thận bị tổn hại sẽ dẫn đến tình trạng phù nề.
  • Tuần hoàn kém: Các vấn đề về vòng tuần hoàn có thể dẫn đến hiện tượng giữ nước và sưng tấy do tích tụ.

Triệu chứng phù nề

Cơ chế giữ nước có thể sẽ khiến bạn cảm thấy nặng nề hơn bình thường. Các triệu chứng phổ biến nhất là sưng bàn chân, cẳng chân, bàn tay hoặc bụng.

Sự sưng tấy này gây ra vết rỗ hoặc lõm ở chân khi lực bị dồn và nén xuống (như khi đi tất). Ngoài ra còn có các triệu chứng khác của tình trạng giữ nước như: Mệt mỏi, đau nhức, khó thở (nếu chất lỏng tích tụ trong phổi).

Biện pháp khắc phục tình trạng phù nề

Trong một vài trường hợp, tình trạng phù nề có thể tự động biến mất. Nhưng nếu bạn đang cố gắng giảm bớt tình trạng đó thì có một số biện pháp tự nhiên có thể giúp ích như:

  • Uống nhiều nước;
  • Hạn chế ăn đồ quá mặn và đường;
  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Nâng chân cao lên;
  • Mang tất;
  • Nếu sưng chân, bạn có thể tập các bài tập nhẹ cho chân và mắt cá chân.

Còn có cách khác để cái thiện tình trạng sưng tấy là bạn đến gặp bác sĩ và hỏi về các loại thuốc cải thiện khả năng giảm chất lỏng dư thừa trong cơ thể.

4 mẹo ngăn chặn việc tích tụ nước trong cơ thể

Trong một số trường hợp, ta có thể giảm thiểu việc tích chất lỏng dư thừa bằng cách thay đổi chế đồ ăn uống phù hợp và lối sống. Sau đây là một số lời khuyên được đánh giá cao:

Giữ đủ nước

Cách dễ nhất để ngăn ngừa tình trạng giữ nước là duy trì được lượng nước thích hợp trong cơ thể. Điều này có nghĩa là khi chúng ta bị mất nước, cơ thể sẽ giữ lại một lượng dư ra. Để cải thiện hãy đặt mục tiêu uống từ 1,5 - 2,5 lít nước mỗi ngày, hoặc có thể hơn nếu như theo yêu cầu của bác sĩ.

Tại sao cơ thể lại bị phù nề? Các biện pháp khắc phục 3
Nên bổ sung từ 1,5 đến 2,5 lít nước mỗi ngày, tránh tình trạng phù nề

Tập thể thao

Tập thể dục thường xuyên có thể kiểm soát được tình trạng sưng tấy. Việc tập luyện như vậy, chúng ta sẽ sử dụng cơ bắp để đẩy nước ra khỏi các mô và đẩy quay trở về tim mạch.

Hạn chế ăn muối và đường

Bác sĩ thường không khuyên bạn bỏ muối và đường khỏi bữa ăn nhưng việc hạn chế nó có thể làm giảm lượng nước tích trữ trong cơ thể.

Thực phẩm giữ nước bao gồm: Thịt và cá đã qua chế biến; thịt hun khói hoặc đóng hộp; thịt nguội; bánh mì; súp và rau đóng hộp; pizza; đồ nướng; thức ăn đống gối hoặc đông lạnh; đồ ăn nhẹ như snack khoai tây và bánh quy.

Hãy dùng các thực phẩm bổ sung

Một vài nghiên cứu nhỏ cho thấy một số chất bổ sung và dược phẩm có thể làm giảm sưng tấy, nhưng bạn nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ thực phẩm bổ sung nào.

Một số chất bổ sung giảm sưng gồm rễ cây bồ công anh, magie và vitamin B.

Nếu tính trạng sưng tấy không giảm sau vài ngày hoặc khi bạn đã thử hết các biện pháp trên, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm soát tình trạng cơ thể mình.

Có thể sẽ có một số tình trạng tiềm ẩn bên trong gây ra mà chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán và điều trị.

Tại sao cơ thể lại phù nề và các biện pháp khắc phục phù nề đã được Nhà thuốc Long Châu tổng hợp và chia sẽ đến bạn đọc thông qua bài viết ở trên. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc, theo dõi Long Châu để có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe bổ ích hơn nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Phù nề