Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều căn bệnh nguy hiểm có triệu chứng phù. Phù nề có thể xảy ra ở chân, tay hoặc mọi bộ phận của cơ thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về phân độ phù, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị với tình trạng phù nề.
Phù nề ở mức độ nhẹ có thể chỉ xuất hiện ở chân, tay hoặc mắt cá chân. Nhưng phù nề mức độ nghiêm trọng có thể xảy ra với toàn thân. Có khi phù nề chỉ là biểu hiện của dị ứng nhưng cũng có khi tình trạng này lại là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Cùng tìm hiểu chi tiết về phân độ phù và những thông tin liên quan để chủ động phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả.
Phù hay phù nề là tình trạng một, một vài bộ phận cơ thể hay toàn bộ cơ thể bị sưng lên to hơn bình thường do giữ nước, viêm, chấn thương. Phù nề thường gặp nhất ở bàn chân, chân, bàn tay, mắt cá chân. Cũng có khi phù nề xảy ra ở mắt và toàn bộ cơ thể.
Chúng ta có thể đánh giá mức độ phù qua quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, phân độ phù sẽ giúp chẩn đoán các giai đoạn của phù và tác động của tình trạng này đối với sức khỏe của người bệnh một cách chính xác hơn. Đây là căn cứ quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tùy nguyên nhân, triệu chứng khác nhau, tình trạng phù được phân thành các cấp độ khác nhau như:
Chứng phù nề có thể được phân loại theo nguyên nhân và vị trí. Một số loại phù nề thường gặp như:
Tại sao cơ thể lại bị phù nề? Dịch gây phù có thể là dịch thấm hoặc dịch rỉ, với các nguyên nhân như:
Có nhiều bệnh lý dẫn đến các phân độ phù, các loại phù và cơ chế gây phù sẽ khác nhau ở từng bệnh. Điển hình như:
Bà bầu bị phù chân do thai nhi lớn tạo sức ép lên tĩnh mạch chủ dưới khiến máu khó bơm từ chân về tim gây phù chân. Ngoài ra, hormon trong cơ thể bà bầu thay đổi khiến thành mạch máu mềm hơn và quá trình bơm máu từ chân về tim khó khăn hơn. Phù chân ở bà bầu còn do lượng máu và chất lỏng tăng lên trong thai kỳ.
Nhiều loại thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ là các phân độ phù từ nhẹ đến nặng như: Naproxen, Ibuprofen, Methylprednisolone, Prednisone, Pramipexole, Rosiglitazone, Pioglitazone, thuốc chẹn kênh canxi,…
Việc điều trị phù nề cần bắt đầu từ nguyên nhân và phân độ phù. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bằng phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng có thể áp dụng các cách để kiểm soát mức độ phù.
Phù do dị ứng cần được xử lý bằng thuốc dị ứng. Phù do cục máu đông cần dùng thuốc chống đông máu. Người bệnh bị phù nề do khối u cần điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Trường hợp phù do suy tim sung huyết hoặc bệnh gan có thể điều trị bằng thuốc lợi tiểu - khi đi tiểu nhiều sẽ giảm tích tụ dịch lỏng gây phù,…
Tóm lại, người bị phù cần đi khám chuyên khoa để tìm ra chính xác nguyên nhân gây phù. Khi đó, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất. Người bị phù nề không nên tự ý mua thuốc về uống hay áp dụng các mẹo chữa bệnh theo dân gian để tránh hậu quả đáng tiếc.
Bên cạnh việc điều trị các phân độ phù theo nguyên nhân, người bệnh cũng có thể áp dụng các cách kiểm soát tình trạng phù nề như sau:
Tóm lại, các phân độ phù có thể gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau và mức độ nguy hiểm khác nhau. Nếu chưa xác định được nguyên nhân gây phù và cơ thể xuất hiện các triệu chứng nặng như đau, khó thở, tim đập nhanh,… người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế sớm nhất có thể.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.