Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sưng phù nề sau phẫu thuật là hiện tượng phổ biến do tổn thương mô và mạch máu. Mặc dù đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhưng nó có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Để cải thiện tình trạng này, sử dụng các thuốc giảm sưng phù nề sau phẫu thuật là một biện pháp rất hiệu quả.
Sử dụng thuốc giảm sưng nề sẽ giúp giảm bớt tình trạng viêm và đau nhức cho người bệnh sau mổ. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần có hướng dẫn từ bác sĩ. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về cách dùng thuốc giảm sưng phù nề sau phẫu thuật nhé!
Hiện tượng phù xảy ra khi khoảng trống giữa các mô trong cơ thể bị tích tụ lượng dịch nhiều hơn bình thường. Dịch đó có thể là máu hoặc các chất trung gian hóa học được sinh ra từ quá trình viêm do chấn thương, va đập, nhiễm khuẩn… Nguyên nhân chủ yếu là do tổn thương mao mạch khiến dịch bên trong tế bào thoát ra ngoài.
Những khu vực dễ bị sưng phù nề bao gồm mặt, bọng mắt, chân, tay… Ngoài ra, sưng phù nề cũng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề bệnh lý. Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Nếu tại vết thương, vùng dưới da hoặc trong các khoang cơ thể tích tụ một lượng dịch bất thường sẽ làm tăng nguy cơ sưng viêm và phù nề nghiêm trọng, gây đau đớn cho bệnh nhân.
Trong cuộc sống hàng ngày, các chấn thương phần mềm như bong gân, viêm cơ và tổn thương dây chằng rất dễ xảy ra. Những loại chấn thương này thường gây ra sưng, đau, nhức tại chỗ và đặc biệt là phù nề, bầm tím.
Tùy vào vị trí bị tổn thương, triệu chứng sưng phù nề có thể được nhận diện qua các đặc điểm sau: Vết thương có cảm giác đau, sưng tấy, da bầm tím, có thể bị viêm và đau tăng lên khi bệnh nhân cử động. Khi gặp phải các tình trạng này, nếu được xử lý ban đầu đúng cách như chườm lạnh, sát trùng... thì vết thương sẽ hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, với các chấn thương phần mềm nghiêm trọng, người bệnh cần sử dụng thêm thuốc giảm sưng phù nề sau phẫu thuật để giảm sưng tối đa.
Các loại thuốc giảm phù nề sau chấn thương phần mềm phổ biến như Aspirin, Alpha-chymotrypsin, Ibuprofen… đều thuộc nhóm thuốc chống viêm giảm phù nề không steroid, viết tắt là NSAIDs. Những thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn Prostaglandin, một chất làm tăng cảm giác đau khi có phản ứng viêm và phù nề, từ đó giúp giảm phù nề và hạ sốt.
Ngoài những tác dụng chính, thuốc giảm phù nề thuộc nhóm NSAIDs cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như tiêu chảy, ù tai, nổi mẩn, nôn, tức ngực và rối loạn nhịp tim. Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có thành phần biệt dược và tá dược khác nhau, dẫn đến các tác dụng phụ cũng khác nhau. Do đó, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm phù nề sau chấn thương nào, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết rõ các tác dụng phụ có thể xảy ra, nhất là với những người có các bệnh lý nền.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh hoàn toàn có thể kết hợp chườm lạnh và chườm nóng để hỗ trợ việc giảm sưng, chống viêm. Trong 3 - 5 ngày đầu, khi vết thương ở giai đoạn cầm máu, người bệnh nên chườm lạnh để mạch máu co lại, giúp cô lập vùng chấn thương và giảm sưng nề. Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn tái tạo mô mới thì nên chườm nóng để làm giãn mạch và tăng lưu thông máu để phục hồi vết thương. Một số phương pháp dân gian như dùng dầu nóng, mật gấu không có công dụng giảm sưng nề mà còn có thể gây bỏng da, khiến vết thương sưng và phù nề nhiều hơn.
Có hai loại chính thuốc giảm sưng phù nề: Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và corticosteroid.
Một số thuốc giảm sưng phù nề sau phẫu thuật phổ biến thuộc nhóm này là Aspirin, Naproxen, Ibuprofen... Tác dụng chung của các thuốc NSAID là giúp hạ sốt, giảm đau và kháng viêm trong các bệnh lý như đau đầu, đau răng, đau bụng kinh... Đồng thời, nhóm thuốc này cũng được sử dụng để giảm sưng trong điều trị viêm khớp, chấn thương phần mềm hoặc thấp khớp. Tuy nhiên, nhóm thuốc NSAID chống chỉ định với các trường hợp như: Không được sử dụng các thuốc NSAID trong các trường hợp sau:
Thuốc NSAID được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như thuốc mỡ, kem bôi, viên nén, thuốc nhỏ mắt... Do đó, bệnh nhân cần lưu ý phân loại các dạng thuốc này để tránh tình trạng quá liều hoặc dùng trùng lặp thuốc. Lựa chọn thuốc NSAID cho người bệnh phụ thuộc vào các yếu tố như đáp ứng thuốc, dung nạp, bệnh nền mắc kèm... Do vậy, đáp ứng của bệnh nhân với các NSAID là khác nhau. Ngoài ra, thời gian dùng thuốc kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ gặp biến chứng như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa...
Đây là một loại thuốc giảm sưng phù nề sau phẫu thuật hiệu quả, với thành phần chính là Chymotrypsin hoặc Alpha-chymotrypsin. Alpha-chymotrypsin là một enzyme thủy phân protein có nguồn gốc từ chymotrypsinogen trong dịch tụy bò. Nhóm thuốc này được bào chế dưới dạng viên uống hoặc ngậm dưới lưỡi.
Thuốc có tác dụng kháng viêm, làm tan tụ máu và giảm sưng phù nề trong các trường hợp áp xe, lở loét, chấn thương phần mềm hoặc sau phẫu thuật. Đối với các bệnh lý viêm họng, viêm phế quản, thuốc Alpha-chymotrypsin còn có tác dụng làm loãng các dịch tiết đường hô hấp.
Katrypsin là thuốc có thành phần chính chứa Alpha-chymotrypsin 21 microkatals, được sử dụng nhiều trong việc chống phù nề ở mô mềm. Thuốc cũng được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh lý như viêm họng và viêm phế quản do hiệu quả trong việc tiêu hủy dịch lỏng bám dính ở đường hô hấp. Ngoài ra, Katrypsin còn được sử dụng để giảm phù nề sau phẫu thuật hoặc chấn thương phần mềm.
Tình trạng sưng phù nề là phản ứng khó tránh khỏi sau khi gặp phải chấn thương phần mềm hoặc thực hiện phẫu thuật. Để sử dụng thuốc giảm phù nề an toàn và hiệu quả, người bệnh cần hiểu rõ tác dụng phụ, liều dùng và thời điểm dùng thuốc phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đảm bảo chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý để quá trình lành vết thương diễn ra hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích về thuốc giảm sưng phù nề sau phẫu thuật cho độc giả. Hãy theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin về sức khỏe khác!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...