Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tại sao ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi?

Ngày 19/07/2020
Kích thước chữ

"Tại sao ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi?" là một trong những vấn đề khiến nhiều người thắc mắc. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp. Tuy nhiên, tình trạng ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi có thể liên quan đến một số vấn đề trong cơ thể. Điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần tìm hiểu các nguyên nhân để có cách khắc phục hiệu quả. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Tại sao bị ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi?

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho lâu ngày uống thuốc kháng sinh không khỏi là gì? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến như: 

1. Cơ thế kháng thuốc

Cơ chế kháng thuốc là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng bị ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi. Việc sử dụng kháng sinh trị viêm họng hay các loại thuốc chống viêm, giảm ho không đúng, lạm dụng thuốc sẽ gây ra hiện tượng kháng thuốc. Không những vậy, sử dụng quá nhiều kháng sinh cũng khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, về lâu dài sẽ khiến sức đề kháng bị suy giảm trong khi vùng niêm mạc họng còn yếu, chưa được hồi phục sau những cơn ho. 

tai-sao-ho-lau-ngay-uong-khang-sinh-khong-khoi-1

Ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi do cơ chế kháng thuốc

Và hậu quả của việc kháng thuốc kháng sinh là khiến cho người bệnh mặc dù sử dụng kháng sinh đều đặn nhưng các cơn ho vẫn không có dấu hiệu chấm dứt hoặc thậm chí có xu hướng trở nặng hơn. Đặc biệt, tình trạng này đối với trẻ nhỏ là vô cùng nguy hiểm, bộ mẹ cần phải hết sức lưu ý vấn đề này. 

2. Căng thẳng kéo dài

Người bị bệnh quá mức căng thẳng, stress tột độ có thể gây ra tình trạng cảm lạnh mãn tính. Hậu quả là dẫn đến các cơn ho khan hoặc ho có đờm kéo dài. Tình trạng này có thể sẽ ngày càng nặng hơn nếu người bệnh ngày càng stress hơn. 

Chính vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến khích người bệnh cần thư giãn hết mức, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi 7 - 8 tiếng mỗi đêm. Đồng thời, luôn giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan là cách hữu hiệu để không còn stress nữa. 

3. Cơ thể thiếu nước

Khi bị cảm lạnh, cảm cúm sẽ có các triệu chứng ho thì người bệnh cần phải bổ sung thật nhiều nước. Nước sẽ giúp cho các cơ quan bên trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, việc uống đủ nước cũng sẽ giúp tránh được tình trạng đau rát cổ họng, từ đó sẽ làm giảm ho một cách hiệu quả nhất. 

Vì vậy, nếu tình trạng ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi xuất phát từ nguyên nhân do cơ thể bị mất nước, khô miệng thì người bệnh cần phải chủ động bổ sung thêm nước cho cơ thể. Có thể bổ sung đa dạng các loại thức uống từ nước lọc, nước ép trái cây...để cải thiện tình trạng ho hiệu quả. 

tai-sao-ho-lau-ngay-uong-khang-sinh-khong-khoi-2

Cơ thể bị thiếu nước cũng sẽ gây triệu chứng ho lâu ngày không khỏi

4. Lạm dùng các loại thuốc xịt mũi

Nhiều người bệnh thường sử dụng thuốc xịt mũi để điều trị tình trạng nghẹt mũi, làm thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng các loại thuốc này mà không có sự chỉ định của bác sĩ và sử dụng nhiều hơn 3 ngày sẽ dễ gây ra phản tác dụng. Thuốc xịt mũi có thể làm sưng màng nhầy, khiến chất nhầy bị tắc nghẽn ở cổ họng và gây ho nặng hơn mặc dù vẫn được uống kháng sinh đều đặn. 

5. Môi trường không khí quá khô hoặc quá ẩm

Khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, không khí trở nên khô và ẩm hơn cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc bị ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng máy tạo độ ẩm vừa phải để giúp cho mũi trở nên dễ chịu hơn, đồng thời làm giảm đau họng và giảm ho hiệu quả. 

6. Tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp

Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh huyết áp thường sẽ sử dụng thuốc lâu dài để tránh các biến chứng của bệnh. Theo thống kê, cứ khoảng 5 người dùng thuốc huyết áp sẽ có 1 người gặp tình trạng ho kéo dài và uống thuốc kháng sinh không khỏi. Đây được xem là một trong những tác dụng phụ tương đối phổ biến và cần phải gặp để tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ để có cách khắc phục kịp thời. 

Nhìn chung, tình trạng ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do các tác nhân bên ngoài hoặc do các bệnh lý tiềm ẩn. Chính vì vậy, nếu cảm thấy không ổn và tình trạng ho vẫn kéo dài không thuyên giảm sau 7 – 10 ngày thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.

Cách khắc phục tình trạng ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi

Tình trạng ho kéo dài sẽ gây tổn thương đến cổ họng, đồng thời cũng gây không ít phiền toái đến cuộc sống của người bệnh. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, cách tốt nhất để cải thiện cơn ho dai dẳng là phải ngăn chặn và phục hồi tình trạng tái cấu trúc, xơ hóa phổi, phế quản (đây là nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng ho).

tai-sao-ho-lau-ngay-uong-khang-sinh-khong-khoi-3

Cách khắc phục tình trạng ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi

Chỉ có như vậy mới có thể giúp nâng cao sức đề kháng của phế quản, phổi nói riêng cũng như sức khỏe của người bệnh nói chung. Và để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ thực hiện các biện pháp tại nhà đơn giản sau:

  • Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng ho dai dẳng này. Nếu tìm ra được căn nguyên của triệu chứng ho thì quá trình trị bệnh sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
  • Sử dụng các cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà theo dân gian như tắc chưng mật ong, tắc chưng đường phèn, mật ong hấp lá hẹ, trà gừng…Các bài thuốc này đều có tác dụng làm loãng chất nhầy trong cổ họng, cải thiện các triệu chứng ho khan, ho có đờm một cách hiệu quả.

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Thủy Phan

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.