Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Tại sao trẻ em bị vàng da không được tiêm lao?

Ngày 08/11/2023
Kích thước chữ

Vắc xin phòng lao hiện nay được sử dụng ở nước ta là vắc xin BCG đây là lựa chọn cần thiết và hiệ quả trong việc ngăn ngừa bệnh lao. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ sơ sinh đều được tiêm vắc xin BCG, đặc biệt nếu bé đang bị vàng da. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân tại sao vàng da không được tiêm lao?

Việc tiêm vắc xin phòng lao (BCG) là một bước quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi bệnh lao, tuy nhiên, có một số tình huống  việc tiêm chủng cần phải hoãn lại hoặc không được thực hiện, và một trong những tình trạng này là vàng da ở trẻ sơ sinh. Vậy tại sao vàng da không được tiêm lao?

Tìm hiểu về vắc xin tiêm phòng lao

Vắc xin phòng lao BCG hoạt động bằng cách chứa một dạng vi khuẩn lao bị bất hoạt, nghĩa là vi khuẩn này không còn khả năng gây ra bệnh. Thay vì gây hại, nó được sử dụng để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn lao, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh lao.

tai-sao-tre-em-bi-vang-da-khong-duoc-tiem-lao-3.jpg
Vắc xin tiêm phòng lao BCG tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn lao

Vắc xin BCG thường được khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, với hiệu quả đặc biệt trong việc ngăn ngừa các biến thể nguy hiểm của bệnh lao. Vắc xin này có khả năng bảo vệ trẻ khỏi lao viêm màng não với mức độ bảo vệ lên đến 70%. Đối với người lớn chưa từng mắc bệnh lao và chưa được tiêm vắc xin BCG trước đây, nhưng có tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố có khả năng phơi nhiễm vi khuẩn lao nên cân nhắc tiêm vắc xin BCG càng sớm càng tốt.

Ngoài việc ngăn ngừa bệnh lao, vắc xin BCG cũng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm loét Buruli và các dạng khác của khuẩn lao không điển hình. Điều quan trọng là loại vắc xin này chỉ cần tiêm một liều duy nhất và không yêu cầu việc tiêm thêm các liều bổ sung.

Những trường hợp chỉ định và chống chỉ định tiêm phòng lao?

Chỉ định tiêm vắc xin phòng lao được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh ≥ 34 tuần tuổi (bao gồm sau hiệu chỉnh tuần tuổi) và có cân nặng ≥ 2.000 g.

tai-sao-tre-em-bi-vang-da-khong-duoc-tiem-lao-1.jpg
Chỉ định tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ có sức khỏe tốt và chưa nhiễm lao

Tuy nhiên, một số tình huống bác sĩ có thể khuyến nghị hoãn tiêm đến khi sức khỏe ổn định, bao gồm:

  • Trẻ cân nặng < 2.000 g.
  • Trẻ sinh non có tuổi thai < 34 tuần.
  • Trẻ đang gặp các tình trạng bệnh lý cấp tính.
  • Trẻ mắc bệnh lý bẩm sinh chưa ổn định.
  • Trẻ > 1 tháng tuổi có vàng da mức độ trung bình trở lên.
  • Trẻ sơ sinh có tình trạng vàng da sớm tiến triển nhanh trong 03 ngày đầu sau sinh hoặc vàng da Kramer từ vùng 3 trở lên hoặc vàng da Kramer vùng 2 kéo dài trên 3 tuần hoặc vàng da bất kỳ phân độ kèm theo bỏ bú, sốt, quấy khóc, li bì...

Bên cạnh đó, vắc xin BCG chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:

  • Dị ứng hoặc nhạy cảm quá mức với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
  • Giảm gammaglobulin máu, bệnh sarcoid, bạch cầu cấp, ung thư hạch, khối u liên võng, nội mô, bệnh hệ thống, bệnh ác tính, điều trị kéo dài bằng liệu pháp ức chế miễn dịch.
  • Có tình trạng suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải.
  • Nhiễm vi khuẩn Lao hoặc có phản ứng Tuberculin trên da dương tính cao, người vừa mới chủng ngừa đậu mùa, bị bỏng.

Chú ý rằng việc tiêm vắc xin phòng lao cần phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ, và quyết định cuối cùng về việc tiêm vắc xin nên được đưa ra sau khi trẻ được kiểm tra sức khỏe để đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Tại sao vàng da không được tiêm lao?

Vắc xin phòng lao (BCG) thường được khuyến cáo tiêm cho trẻ sơ sinh có tuổi thai từ 34 tuần trở lên và đạt cân nặng tối thiểu 2 kg tại thời điểm tiêm chủng. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, trong trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da, cần kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ và tham vấn ý kiến của bác sĩ để quyết định có tiêm chủng vắc xin BCG hay không, tùy thuộc vào tình trạng vàng da mà trẻ đang mắc phải. 

tai-sao-tre-em-bi-vang-da-khong-duoc-tiem-lao.jpg
Trẻ vàng da không được tiêm lao do nồng độ Bilirubin trong máu quá cao

Nguyên nhân gây vàng da có thể là vàng da bệnh lý hoặc vàng da sinh lý, được đo lường dựa trên nồng độ Bilirubin trong máu. Cần đảm bảo khi thực hiện tiêm chủng, nồng độ Bilirubin trong máu của trẻ nằm trong giới hạn an toàn. Do đó, phụ huynh cần đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế để thực hiện kiểm tra và đánh giá lại mức độ vàng da, và sau đó bác sĩ sẽ quyết định liệu trẻ có thể tiêm vắc xin BCG trong tình trạng hiện tại hay cần hoãn việc tiêm phòng cho đến khi tình trạng vàng da cải thiện. Điều này nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quá trình tiêm chủng của trẻ.

Việc tuân thủ lịch trình tiêm vắc xin là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nó không chỉ giúp kích thích cơ thể chủ động sản xuất miễn dịch và tạo ra một hệ đề kháng mạnh mẽ, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ. 

Trung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu trên toàn thế giới. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tiêm chủng tuân theo các quy định của Bộ Y tế, đảm bảo rằng con bạn nhận được dịch vụ chăm sóc và bảo vệ tốt nhất. Mời bạn liên hệ trực tiếp với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline: 1800 6928 để được tư vấn gói vắc xin phù hợp và đặt lịch tiêm chủng nhanh nhất.

Xem thêm: Chi phí tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh bao nhiêu tiền?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Nhiên

Đã kiểm duyệt nội dung

33 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiêm chủng, bao gồm 21 năm quản lý. Từng đảm nhiệm vị trí Bác sĩ Trưởng tại Trạm Y tế xã Phan, Tây Ninh trước khi giữ vai trò Bác sĩ Trưởng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin