Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khóc dạ đề được gọi là hiện tượng quấy khóc nhiều giờ đối với trẻ sơ sinh, trong giai đoạn từ 2 - 3 tuần tuổi đến khoảng 3 tháng tuổi. Hiện tượng này thường xuất hiện vào các buổi chiều, buổi tối hoặc vào đêm khuya.
Mỗi buổi đêm trẻ thường bắt đầu quấy khóc, trăn trở và khó chịu, không ngủ yên giấc hoặc thậm chí có những trẻ đang ngủ thỉnh thoảng lại giật mình tỉnh dậy sau đó khóc thét. Trẻ khóc đêm hay vặn người, trán đổ nhiều mồ hôi, da dẻ thường nhợt nhạt, người uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ, miệng và hơi thở lạnh, chán ăn và rêu lưỡi trắng mỏng… là những biểu hiện của trẻ là khóc dạ đề đồng thời kèm theo dấu hiệu toàn thân trở nên đỏ ửng và tay nắm chặt...
Trẻ khóc dạ đề sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Không những thế, khóc dạ đề còn ảnh hưởng đến đến tâm lý cũng như giấc ngủ của những người trong gia đình do phải thức đêm chăm sóc trẻ, ngủ không đủ giấc dẫn tới mệt mỏi và ảnh hưởng đến công việc vào ngày hôm sau.
Hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Thông thường, nhu động ruột điều hòa sẽ không gây đau. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó gây nên nhu động ruột tăng lên không đều, dẫn đến những cơn đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn đau thì ngừng.
Hiện tượng khóc dạ đề cũng thường xảy ra do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ chẳng hạn như: Ăn ngủ không có giờ giấc cụ thể, buổi sáng hoặc trước lúc đi ngủ thường đùa nghịch quá độ làm cho thần kinh căng thẳng, kích thích mạnh. Trẻ thuộc đối tượng còi xương suy dinh dưỡng cũng thường khóc dạ đề. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ có khả năng thích ứng còn yếu, rất dễ bị các kích thích bên ngoài làm cho khiếp sợ cũng có thể khóc dạ đề vào ban đêm.
Tuy nhiên, phụ huynh cần phân biệt trẻ khóc dạ đề với các chứng khóc đêm thông thường khác cụ thể như sau:
Các nguyên nhân gây đau ở trẻ nhỏ bao gồm loét miệng, đau tai, đau bụng... Thông qua tiếp xúc, nếu thấy bé nóng, cần kiểm tra xem bé khóc có phải do bệnh lý chẳng hạn như sốt, tiêu chảy và nôn ói... Trong trường hợp này, phụ huynh cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức, bởi vì trẻ sơ sinh bị sốt và bao gồm các biểu hiện trên, nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc không mong muốn.
Tã hoặc trang phục của bé nếu quá chật cũng có thể làm cho bé khó chịu. Tã bẩn, phân bẩn… có thể gây ra kích ứng ngoài da, nếu không được làm sạch cũng có thể gây đau rát và khiến cho trẻ quấy khóc. Không những thế, ở giai đoạn trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên cũng có thể làm cho trẻ đau và quấy khóc.
Trẻ sơ sinh thường bú liên tục và thời gian các lần bú cũng rất gần trong giai đoạn tăng trưởng. Đến khi trẻ 3 tháng tuổi, khoảng cách giữa các lần bú sẽ từ giãn hơn từ 2 đến 4 giờ. Trẻ quấy khóc nhiều vào buổi đêm cũng có thể do trẻ bú chưa đủ no.
Khi trẻ vui đùa với người thân ít nhiều chịu sự tác động rung lắc đột ngột phần nào khiến cho trẻ mệt. Trẻ sơ sinh quấy khóc trong đêm cũng có thể do trẻ muốn được ngủ. Do đó, cần đặt em bé tại một vị trí êm ái và thông thoáng giúp cho em bé dễ dàng đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, khi trẻ bú quá no cũng khiến bụng trẻ bị đầy hơi, cũng là nguyên nhân gây nên khó chịu khiến cho em bé thể hiện qua tiếng khóc.
Những loại thực phẩm như trứng, sữa, lúa mì và các loại hạt trong chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến thành phần của sữa mẹ. Các loại thực phẩm này đôi khi có khả năng gây ra phản ứng đối với hệ tiêu hóa còn non nớt chưa toàn diện của trẻ, gây ra đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón... Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh có khả năng bị dị ứng với những protein có trong sữa bò, đạm bò hoặc các sản phẩm từ sữa khác được tiêu thụ bởi mẹ. Các triệu chứng dị ứng protein đạm bò ở trẻ em bao gồm: Khóc dạ đề và có lẫn máu trong phân khi đi đại tiện…
Các triệu chứng như khóc dạ đề, khóc kéo dài ở trẻ sơ sinh ít nhiều đều có thể gây ra lo lắng, bối rối cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, theo lời khuyên của nhiều chuyên gia nhi khoa, ngoài các nguyên nhân bệnh lý, trường hợp trẻ bú tốt, không bị sụt cân và trẻ vẫn phát triển bình thường, thì điều quan trọng nhất khi dỗ dành trẻ là các mẹ nên giữ bình tĩnh và nên duy trì sự thoải mái, làm giảm sự khó chịu của bé bằng cách thể hiện tình yêu thương để bé cảm nhận được chẳng hạn như:
>>> Tham khảo: Men vi sinh BioGaia 5ml dự phòng và điều trị khóc dạ đề colic
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh không cần phải điều trị đặc hiệu, trừ trường hợp khi phụ huynh nhận thấy có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ chẳng hạn như: Khóc kéo dài liên tục gần 4 giờ, khóc kèm theo sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đại tiện ra máu, trẻ mệt lả… lúc này cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Ngược lại, nếu sau những cơn khóc, trẻ trở lại bình thường, vui, khỏe và bú tốt… thì các bà mẹ cần yên tâm và cố gắng bình tĩnh chờ cho 3 tháng đầu đời của bé dần trôi qua.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.