Tâm phế mạn là tình trạng bệnh lý về phổi dẫn đến suy tim phải thứ phát, tỷ lệ mắc bệnh tăng cao ở nước có nhiều người hút thuốc, môi trường ô nhiễm vì đây là nguy cơ gây mạn tính ở phổi. Bệnh tâm phế mạn được theo dõi và điều trị đúng cách thì có thể tiến triển chậm hơn, tiên lượng tốt. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh tâm phế mạn qua bài viết dưới đây nhé.
Tâm phế mạn là bệnh gì?
Tâm phế mạn được biết đến là hậu quả từ bệnh lý thuộc hệ hô hấp và cấu trúc mạch máu tại đó, không phải suy tim phải sau suy tim trái hoặc do bẩm sinh (như thông liên thất) hoặc những bệnh lý về van tim mắc phải. Tâm phế mạn là tình trạng bệnh mãn tính nhưng có thể là cấp tính và có khả năng đảo ngược. Tăng áp động mạch phổi không phải do bệnh tim mạch hoặc hô hấp.
Tâm phế mạn là bệnh thuộc hệ hô hấp
Cơ chế hình thành bệnh: Khi tăng áp lực động mạch phổi vì những nguyên nhân từ mạch máu hoặc nhu phổi, sẽ dẫn đến tăng gánh nặng cho thất phải. Bởi vì lúc đó thất phải tăng lực co bóp để đẩy máu vào động mạch phổi do một áp lực lớn hơn áp lực động mạch phổi, dẫn đến tình trạng thất phải giãn ra.
Sau một khoảng thời gian cơ thất bị giãn để đáp ứng việc thường xuyên tăng áp lực lên phổi cung cấp nhu cầu máu cho phổi thì dẫn đến suy tim phải.
Ngoài các cơ chế gây suy thất tăng áp lực động mạch phổi thì cơ chế các gây suy tim gồm: Suy hô hấp, rối loạn lưu thông máu.
Một số nguyên nhân gây tâm phế mạn
Một số nguyên nhân gây ra tâm phế mạn mà bạn nên biết như:
- Phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gay ra tâm phế mạn.
- Tăng áp lực phổi tiên phát.
- Hen suyễn ở mức nặng.
- Phẫu thuật hoặc chấn thương gây mất đi lượng lớn nhu mô phổi.
- Bệnh bụi phổi.
- Bất ngờ giải phẫu lồng ngực hoặc đốt sống ngực như vẹo cột sống, gù.
- Các bệnh lý như ngừng thở khi ngủ.
- Lao xơ phổi, viêm phế quản, xơ phổi, viêm phổi kẽ.
Tiến triển và các triệu chứng về bệnh tâm phế mạn
Bệnh tâm phế mạng tiến triển từ từ với các triệu chứng không rõ ràng, dễ bỏ sót. Khi triệu chứng nặng, biến chứng có thể gây ra bất cứ lúc nào nên cần phải theo dõi và điều trị một cách tích cực.
Tâm phế mạn trong giai đoạn đầu
Giai đoạn người bệnh ho nhiều, thở khò khè
Trong giai đoạn này, chức năng tim bị suy giảm hoặc co thể hoặt động gắng sức nên triệu chứng về tim thường không rõ ràng. Bệnh nhân chủ yếu gặp các bệnh lý về phổi - nguyên nhân gây suy tim phải. Bệnh nhân gặp các tình trạng: Ho nhiều, thở khò khè, đờm vàng, có thể ho cả mủ trong đờm…
Nếu điều trị bệnh ngay từ giai đoạn này, tâm phế mạn được phòng ngừa, chức năng của tim sẽ được đảm bảo. Song với nhiều người chủ quan, nhất là đổi với người bị phổi không quá nặng, dấu hiệu suy tim cũng chưa xuất hiện.
Triệu chứng tâm phế mạng trong giai đoạn suy tim phổi
Bệnh tiến triển càng nặng áp ực phổi sẽ càng cao, triệu chứng dễ thấy nhất là khó thở, mất sức mỗi khi đi làm, làm việc cần phải gắng sức. Dần dần khi áp lực càng lớn, kể cả đi bộ hoặc làm việc nhẹ nhàng, thậm chí nghỉ ngơi cũng cảm thấy bị mất sức.
Khi tâm phế mạn ở giai đoạn nặng, dấu hệu suy tim phải sẽ xuất hiện, gồm có:
-
Cảm giác đau tức, căng, nặng bụng bên phải vì kích thước gan tăng cao.
-
Đau thắt ngực.
-
Nổi tĩnh mạch ở cổ.
-
Chán ăn, đầy bụng, buồn nôn.
-
Xuất hiện các vết xanh tím ở môi và đầu ngón tay.
-
Phù mềm, ấn lõm hai châm, tím tái.
-
Cơ thể mệt mỏi.
-
Hồi hộp, thường xuyên bị đánh trống ngực.
-
Nhịp tim rối loạn và nhanh bất thường.
Đầu ngón tay có dấu hiệu thâm, tím tái
Triệu chứng tâm phế mạn cả khi tình trạng suy tim xuất hiện sẽ không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác. Đây là nguyên nhân khiến tâm phế mạn tới khám bệnh viện muộn, hiệu quả và việc cứu chữa cũng suy giảm đáng kể.
Điều trị tâm thế mạn cho hiệu quả như thế nào?
Vì tâm thế mạn là biến chứng thứ phát của những bệnh lý khác, chủ yếu các bệnh lý về phổi nên mục tiêu điều trị còn tập trung vào bệnh lý nguyên nhân và các cách kiểm soát triệu chứng. Dưới đây là cách điều trị tâm phế mạn bạn có thể tham khảo:
-
Thiết lập chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý.
-
Làm việc nhẹ, thích hợp không nên gắng sức, khi có dấu hiệu suy tim thì người bệnh bắt buộc phải nghỉ việc hoàn toàn.
-
Ăn nhạt hơn, ăn rau và trái cây là chủ yếu.
Điều trị các nguyên nhân gây bệnh tâm phế mạn:
-
Tham khảo thêm về các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị BPTNMT, xơ phổi, hen phế quản, giãn phế quản,...
-
Oxy liệu pháp.
-
Mục tiêu duy trì SaO2: 90 - 92%; pH: 7,36 - 7,42; PaO2: 40 - 45 mmHg.
Chỉ định:
-
PaO2 <55mmHg hoặc SaO2 <88 mmHg.
-
55 < PaO2 < 59 mmHg hoặc SaO2: 89 mmHg kèm với một trong những biểu hiện của tâm phế mạn, hematocrit > 55%.
Điều trị tâm phế mạn theo oxy liệu pháp
Cách thức thực hiện:
-
Thở oxy với liều thấp, liều 1 - 3 lít mỗi phút, kéo dài từ 18/24h mỗi ngày.
-
Nên lựa chọn liều oxy thích hợp đối với các bệnh nhân đang nằm viện. Bắt đầu bằng liều thấp 0,5 - 1 lít mỗi phút. Làm lại khí máu sau khoảng 1h.
-
Nếu PaO2 < 60 mmHg hoặc SaO2 < 90% và PaCO2 nhỏ hơn 45 mmHg: tăng nồng độ oxy thêm 0,5 lít. Điều chỉnh cho đến khi đạt được mục tiêu.
-
Nếu PaO2 > 60 mmHg hoặc (SaO2 > 92%) và PaCO2 > 45 mmHg: Giảm liều oxy mỗi 0,5 lít đến lúc đạt được mục tiêu (SaO2: 92%); pH: 7,42; PaCO2 < 45 mmHg.
-
Nếu PaO2 < 60 mmHg hoặc SaO2 < 90% và PaCO2 > 45 mmHg: Xét chỉ định thở bằng máy không xâm nhập (BIPAP).
Thuốc điều trị tâm phế mạn phải có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng:
- Thuốc lợi tiểu: Sử dụng 3 - 5 ngày khi bị phù chân, tĩnh mạch ở cổ nổi, gan to: Furosemi 40 mg x 1 viên mỗi ngày. Trường hợp phù nặng: Có thể dùng Furosemid 20mg x 1 - 2 ống (tiêm tĩnh mạch) trong thời gian đầu sau đó dùng furosemid 40 mg x 1 viên mỗi ngày từ thứ 2 trở đi. Kèm với Kliclorua 0,6g x 2 viên uống, hoặc kaliclorua 2g x 1 gói (pha uống). Các lợi tiều khác có thể dùng: Spiromid 20/50 (kết hợp kháng aldosterol furosemid), Spironolacton 25mg x 1 -2 viên mỗi ngày (3 - 5 ngày).
- Không dùng các loại thuốc: Morphin, thuốc an thần, Gardenal vì có thể gây ức chế trung tâm hô hấp.
- Không sử dụng thuốc giảm ho
- Trích huyết: Chỉ định hematocrit trên 60% khoảng 300mk mỗi lần.
Cách để phòng ngừa bệnh tâm phế mạn
Bên cạnh việc điều trị liệu pháp, thực hiện chế độ nghỉ ngơi và làm việc phù hợp với sức khỏe có thể cải thiện triệu chứng và ngăn tiên triển gây bệnh tâm phế mạn. Một số lưu ý:
Nói không với các loại thuốc lá và thuốc lào
- Tránh các nguyên nhân gây bệnh lý viêm phổi mạn tính như: Hút thuốc lào, thuốc lá, tránh tiếp xúc khói, bụi và môi trường ô nhiễm. Khi tiếp xúc với môi trường độc hại cần dùng khẩu trang để có thể ngăn ngừa các nguy cơ gây ảnh hưởng đến phổi.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp như: Phế cầu, cúm,...
- Khi gặp bệnh viêm nhiễm hô hấp cần điều trị triệt để, tránh tái lại.
- Khi mắc bệnh mạn tính cần thường xuyên thăm khám để điều trị bệnh.
- Cần có chế độ sinh hoạt khoa học và ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, luyện thở và có chế độ ăn đủ chất.
Khi không may gặp các bệnh về tâm phế mạn thì chúng ta cần thăm khám, tuân thủ điều trị và tránh những tác nhân chính gây bệnh để ngăn ngừa sự phát triển bệnh. Bệnh phát triển từ từ gây suy tim, khi chuyển qua suy tim thì việc tiên lượng và điều trị càng khó khăn hơn.
Cẩm Thơ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp